Rùng mình trước hành động mút đũa, rồi gắp thức ăn cho con ở nhà chồng
Những khác biệt về cách cư xử trên bàn ăn đã khiến cho năm đầu tiên đón Tết ở quê chồng trở thành thảm họa.
Tôi và chồng đã kết hôn vào những ngày mùa thu tuyệt đẹp của Hà Nội. Chúng tôi quyết định xây dựng tổ ấm sau hơn 2 năm yêu nhau. Tôi và anh có nhiều khác biệt về quan điểm sống nhưng tình yêu đã giúp chúng tôi có sức mạnh để chấp nhận nhau.
Tôi không chấp nhận việc dùng đũa cá nhân gắp thức ăn cho người khác (Ảnh minh họa)
Những ngày đầu hôn nhân tất cả đều màu hồng. Tôi vẫn có nhiều mơ mộng giống như thời thiếu nữ còn anh vẫn chiều chuộng như ngày mới yêu. Nhưng rồi, những khó khăn, bất đồng bắt đầu xuất hiện trong những ngày cận Tết nguyên đán Canh Tý.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi đón Tết với một vai trò mới. Tôi phải lo quá nhiều việc, từ mua sắm quà cáp cho họ hàng hai bên đến dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên mâu thuẫn lớn nhất chính là việc sắp xếp lịch trình về quê ăn Tết.
Tôi ở ngoại thành nên không hẳn được coi là con gái thành phố, trong khi đó quê chồng ở cách đến hơn 200 cây số. Chính bởi vậy việc đi lại trong ngày giáp Tết trở thành cực hình đối với một cô gái như tôi.
Tôi đã chấp nhận về quê chồng từ sáng 30 Tết, chúng tôi sẽ ở đến ngày mùng 2 rồi về nhà tôi. Tôi muốn Tết đầu tiên sau khi kết hôn, bố mẹ hai bên đều được quân quầy bên con cái.
Thế nhưng quãng đường di chuyển hơn 200 cây số chen chúc xô bồ không phải điều tồi tệ nhất mà tôi phải hứng chịu. Quê chồng tôi đậm chất nông thôn Bắc bộ. Họ mến khách, niềm nở, chân chất đúng như những gì tôi vẫn thường thấy trên phim ảnh.
Những tình cảm đó giúp tôi phần nào quên đi được những mệt nhọc sau một hành trình dài. Nhưng rồi, tất cả những thiện cảm đó đã trở thành ác mộng trong bữa cơm tất niên.
Cũng như bao gia đình khác ở nông thôn, bữa cơm tất niên diễn ra thật đầm ấm sum vầy. Tôi là con dâu mới nên không quá vất vả. Tôi được mẹ chồng hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều. Tuy nhiên chính vì sự yêu chiều quý mến đó đã đẩy tôi vào tình huống rất khó đỡ.
Khi cả nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn. Tôi thực sự bị sốc khi bố chồng chọc đôi đũa vào bát nước mắm. Ông ngoáy đều hạt tiêu, giấm ớt rồi sau đó đưa lên mồm mút mút nếm nếm. Thấy chưa vừa miệng, ông tự tay điều chỉnh và rồi lại ngoáy ngoáy, nếm nếm.
Tôi đã tự nhủ thôi thì ăn thịt gà không cần chấm nước mắm nữa cũng được. Nhưng nào ngờ mọi chuyện đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Ngay khi vừa ổn định chỗ ngồi, bố chồng tôi đã dùng chính đôi đũa đó, gắp một miếng thịt gà, chấm ngập vào bát nước mắm ông vừa đích thân nêm nếm rồi thả vào bát của tôi.
“Ăn đi con, tự nhiên lên nhé”, bố chồng tôi niềm nở nói. “Nhất cô con dâu mới nhé, phải quý lắm ông ý mới gắp cho đấy. Ăn nhiều vào nhé”, mẹ chồng tôi bồi thêm.
Thực sự khi nhìn miếng thịt gà trong bát và hình dung ra cảnh tượng nó được gắp từ đôi đũa của bố chồng đã đưa lên miệng để nếm nước mắm mà tôi tự nhiên rùng mình. Tôi không thể ăn miếng thịt gà đó nhưng cũng không thể ngay lập tức tìm ra lý do để từ chối.
Tôi hiểu văn hóa tiếp cỗ ở những miền quê hay ngay ở thành thị cũng có nhưng thực sự tôi cảm thấy rất mất vệ sinh. Có thể bố mẹ chồng vì yêu mến, vì sợ tôi ngại nên đã cố tình gắp miếng thịt ngon. Nhưng họ cũng nên tôn trọng người đối diện, nhỡ tôi không ăn được nước mắm thì sao, nhỡ tôi bị dị ứng thịt gà thì sao?
Và điều quan trọng nhất là tôi cảm thấy không thoải mái. Không phải tự nhiên mà những nhà hàng luôn chuẩn bị sẵn cho mỗi người một bát nước chấm. Việc sử dụng chung 1 bát nước mắm trong mâm cơm đã là điều nên tránh, đằng này còn dùng đũa đã cho vào miệng gặp thức ăn cho người khác thì không thể chấp nhận.
Tôi đã phải lấy lý do vào nhà vệ sinh sau đó nhắn tin cho chồng ăn hộ miếng thịt gà trong bát. Tôi biết có thể anh sẽ giận hoặc bố mẹ chồng nếu tinh ý phát hiện sẽ chạnh lòng. Thế nhưng tôi cũng mong từ sau tình huống đó, chuyện tương tự sẽ không còn xảy ra.
Nguồn: [Link nguồn]
Lúc cưới nhau, tôi với chồng đã thống nhất vì quê xa nên cả hai nên sẽ ăn Tết một năm ở nhà nội, một năm ở nhà...