Rằm tháng Giêng 2025 nên kiêng kỵ điều gì theo gợi ý của chuyên gia
Dân gian lưu truyền nhiều điều cần làm và nên kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên mọi người chỉ nên áp dụng những điều phù hợp, tránh mê tín dị đoan.
Rằm tháng Giêng (ngày 15/1 âm lịch), còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, người xưa rất chú trọng đến lễ cúng Rằm tháng Giêng. Do đó, dân gian lưu truyền nhiều điều kiêng kỵ và nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn.
Xem nhanh: Những điều nên làm vào Rằm tháng Giêng Những điều kiêng kỵ vào Rằm tháng Giêng Những điều nên làm vào Rằm tháng Giêng:
Dọn dẹp ban thờ
Vào Rằm tháng Giêng, các gia đình có thể lau dọn lại ban thờ. Tuy nhiên, người làm phải chú ý không xê dịch bát hương và nên thắp một nén hương khấn xin bề trên.
Nhiều người đi chùa lễ Phật, cầu bình an. Ảnh: Hà Nguyễn
Chuẩn bị mâm cỗ cúng
Rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên của năm, mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Do vậy, các gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chu đáo, đúng truyền thống.
Đi chùa, phóng sinh
Rằm tháng Giêng là ngày Đức Thiên Quan (Tử vi đại đế) ban phúc lành cho toàn bộ hạ giới, nên nhân gian gọi là ngày Thiên Quan Tứ Phúc (Thiên quan ban phúc).
Vì vậy, dân gian sẽ chọn ngày này để đi chùa thắp hương, cúng dường, cầu phúc, tiêu tai giải họa, cầu mong cho một năm được bình an. Tại chùa, các bạn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như phóng sinh, thả hoa đăng…
Phóng sinh là hoạt động thường thấy ở chùa vào Rằm tháng Giêng. Ảnh: Hà Nguyễn
Làm việc thiện
Ngày Rằm tháng Giêng, bạn nên làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên, cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa.
Làm việc thiện không cần quá to tát, những hành động nhỏ nhưng ấm áp sẽ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta từng ngày.
Những điều kiêng kỵ vào Rằm tháng Giêng:
Đồ chay giả mặn
Những gia đình đã có ban thờ Phật thì không thể thiếu được mâm cỗ chay. Thế nhưng, trên mâm cỗ chay không nên có những món ăn giả mặn như: Giả tôm hay giả thịt, giả cá…
Kiêng cúng thủ lợn
Nhiều gia đình cúng cả đồ chay và mặn vào Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, không nên sử dụng thủ lợn. Dân gian quan niệm, cúng thủ lợn thường không tốt.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng không nên sử dụng hoa giả. Ảnh: Hà Nguyễn
Kiêng cúng hoa, trái giả
Không được bày biện, dâng cúng hoa hay trái cây giả. Dâng đồ giả cúng thần Phật hoặc gia tiên được xem là một trong những điều đại kỵ. Nên mua hoa quả màu tươi, với hương thơm dịu nhẹ.
Kiêng tiền giả - tiền tà
Bên cạnh lễ mặn, lễ ngọt, các gia đình thường dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng cả tiền dương lẫn tiền âm.
Tuy nhiên, gia chủ nên cẩn thận không đặt tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính, kiếm từ các hoạt động phi pháp hoặc trái với đạo đức lên mâm cúng.
Ngoài ra, người thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng lưu ý: Không mặc quần áo hở hang, rách; không nói tục, chửi bậy; giữ thân thanh tịnh, không sinh hoạt vợ chồng, ân ái nam nữ; không ăn thịt chó, mèo, rùa, ba ba, rắn; không uống rượu rắn, rượu cao hổ cốt; không ăn tiết canh động vật, nhất là tiết canh rùa, ba ba…
Trước khi làm lễ, người cúng nên uống chén trà thơm, tay rửa nước lá thơm, mắt xông lá trầu không.
Đặc biệt, theo chuyên gia mọi người nên kiêng câu cá vào ngày trăng tròn. Người câu cá vào ngày rằm dễ gặp chuyện đen đủi.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
(Tổng hợp)
Trong năm mới đầy hy vọng này, có năm con giáp đặc biệt được phù hộ, định sẵn sẽ gặp vận may về con đường tình duyên lẫn hôn nhân.
Nguồn: [Link nguồn]
-10/02/2025 09:30 AM (GMT+7)