Quy tắc 80/20 và những bài học đắt giá giúp bạn “đứng vững” nếu bị mất việc
35 tuổi, tôi đột nhiên phát hiện ra mình là nhân vật chính trong một hoàn cảnh chẳng ai mong muốn: “Bị buộc thôi việc”. Nếu là bạn, khi đối diện với hoàn cảnh này thì bạn sẽ làm gì?
Nếu thất nghiệp, rất khó để bắt đầu lại từ số 0 ở tuổi ngoài 35 (Ảnh minh họa)
Ở độ tuổi trung niên, điều khiến mọi người khủng hoảng nhất có lẽ liên quan nhiều nhất đến yếu tố công việc. Sau khi trải qua một số thất bại, tôi đã đúc kết ra được kha khá kinh nghiệm và hy vọng rằng giá như có ai đó biết được sớm, họ sẽ không rơi vào hoàn cảnh như tôi đã từng.
Có 2 thực tế thường gặp phải nhất khi đối diện với khủng hoảng nơi làm việc
- Nếu thất nghiệp, rất khó để bắt đầu lại từ số 0
Có một số ngành nghề chẳng hạn như lập trình viên, theo thời gian mọi thứ dần phát triển đến chóng mặt. Nếu bản thân người lập trình không cập nhật liên tục, họ sớm sẽ bị đào thải. Ngay cả khi họ giỏi chuyên môn, nhưng họ vẫn phải đối mặt với thực tế tàn khốc rằng sức khỏe của mình không còn dẻo dai như trước nữa.
Trong nhiều ngành nghề, khi xu hướng xã hội thay đổi, thế hệ sau giỏi giang và năng động hơn thế hệ trước rất nhiều, chưa kể thêm một số ngành còn trang bị trí tuệ nhân tạo. Vậy thì, một người ở độ tuổi trung niên sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao. Nếu quá tuổi 35 mà nhảy sang một nghề khác, họ thực sự rất khó để chấp nhận rằng bản thân phải học và làm từ vị trí số 0.
- Nếu không nỗ lực tiến lên, bạn sẽ bị thụt lùi
Ở độ tuổi trung niên, hầu như mọi người đều chuẩn bị hoặc đã bước vào vị trí quản lý. Nếu không có đối thủ, bạn có thể ngồi chờ tới lượt mình leo lên vị trí đang bị bỏ trống. Nhưng quy luật sinh tồn ở nơi công sở là, nếu bạn không chủ động tiến về phía trước nghĩa là bạn đã thụt lùi về phía sau rồi.
Vậy nên, nếu muốn sớm ổn định 1 vị trí chắc chắn trong công ty, không còn cách nào khác là bạn phải “chạy” thật nhanh, trở thành một “khẩu súng thần công” hơn hẳn người khác.
Những gợi ý để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng ở tuổi trung niên
1. Dành 80% thời gian cho 20% những điều quan trọng
Trên thực tế, hầu hết mọi người dành 8 tiếng mỗi ngày để xử lý những công việc quen thuộc. Đó có thể là trả lời email, gọi điện thoại, thu thập số liệu thống kê, nhận chuyển phát nhanh và nhiều việc chẳng mang lại giá trị nào để nâng cấp năng lực bản thân. Đặc biệt, có những người dù có deadline về kế hoạch hằng năm, báo cáo, ý tưởng kinh doanh... nhưng nó luôn được trì hoãn cho đến giờ phút cuối cùng.
Kết quả là, não bộ chỉ thích làm những việc đơn giản. Trong khi đó, công việc phức tạp thường đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều và tập trung giải quyết. Chúng ta thường tìm lý do bận rộn để trì hoãn những việc quan trọng.
Hãy lưu ý rằng khoảng cách giữa mọi người thường do phân bổ thời gian hợp lý. Năng lượng của con người bị hạn chế nên chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.
Khả năng tư duy của con người chỉ nên được sử dụng cho những việc có giá trị, giảm thời gian cho các việc giao dịch thông thường có giá trị thấp, để tập trung cho những việc quan trọng hơn. Khi có nhiều thời gian dành cho những việc quan trọng, liên tục suy nghĩ thì bạn sẽ nhận thấy năng lực của bản thân cải thiện rất nhiều. Một khi đã có năng lực, bạn sẽ không còn phải sợ hãi nếu một mai mình đột nhiên bị thôi việc, lúc đó bạn cũng có thể tự tin xoay sở được mọi thứ.
Nếu không muốn rơi vào cảnh thất nghiệp ở tuổi trung niên, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị mọi thứ trước (Ảnh minh họa)
2. Hãy làm một thứ gì đó ngoài công việc chính
Trước tuổi 35, bạn có nhiều cơ hội để làm mọi thứ mình muốn, bạn có tuổi trẻ nên nếu có sai thì cũng không quá muộn để sửa chữa. Thay vì chỉ cứ cắm đầu leo lên từng vị trí trong một công ty, bạn cần làm thêm một nghề tay trái, có thể nghề này không mang lại thu nhập cao như công việc hiện tại, nhưng nó sẽ cứu nguy nếu chẳng may bạn thất nghiệp bất ngờ.
3. Tăng cường kết nối với mọi người
Mối quan hệ giữa mọi người theo thời gian khi đã có sự tin tưởng thì sẽ không dễ dàng lung lay. Đừng chỉ giới hạn bản thân trong các mối quan hệ nội bộ của công ty, bạn cũng nên thiết lập mối quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp bên ngoài. Việc duy trì sự kết nối bạn bè sẽ rất có lợi nếu sau này bạn có gặp khó khăn gì, hay muốn tìm kiếm ai hợp tác thì bạn sẽ dễ dàng tìm được đúng người.
4. Đổi mới trong công việc
Đổi mới không nhất thiết đòi hỏi những phát minh mới, ý tưởng mới, mà còn là sự cải tiến và tối ưu hóa các quy trình làm việc. Hầu hết các công việc có mức độ lặp lại đơn giản. Nhưng khi bạn tối ưu hóa công việc của mình, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp và nó phản ánh rõ ràng năng lực của bạn vượt trội so với đồng nghiệp.
5. Đừng chỉ trông chờ vào một nguồn thu nhập
Khủng hoảng tuổi trung niên nếu liên quan tới công việc thì mối lo âu nhất vẫn là tình hình tài chính. Thật khó để chúng ta có thể trở nên giàu có mà chỉ trông chờ vào tiền lương hằng tháng. Rất hiếm có người nào trở nên giàu có bằng cách tiết kiệm với mỗi 1 nguồn thu nhập.
Để có thể bình tĩnh đối mặt với cuộc khủng hoảng tuổi trung niên đột ngột, chúng ta phải thực hiện một số khoản đầu tư chiến lược phù hợp với tình hình tài chính của gia đình. Một trong những mục tiêu đầu tư cơ bản nhất là có thể chống lạm phát.
Có rất nhiều cách thức để đầu tư, đó có thể là vào vàng, đất đai, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... Tùy theo từng điều kiện của mỗi người mà có những phương án đầu tư khác nhau. Nếu trước năm 35 tuổi, bạn có thể tạo ra một nguồn thu nhập thụ động thì điều đó thật tốt. Còn nếu bạn chưa hiểu rõ đầu tư là gì thì nên đi học thêm khóa học này càng sớm càng tốt.
Nguồn: [Link nguồn]
Bạn có muốn thành công không? Nếu muốn thì bạn hãy làm việc thật chăm chỉ hơn người khác, chịu đựng hơn người khác...