"Quy tắc 3 phút", biết áp dụng sẽ giúp bạn có cuộc sống vui vẻ, an nhàn
3 phút tuy rất ngắn ngủi nhưng có thể thay đổi được rất nhiều thứ nếu bạn hiểu được giá trị của nó.
Muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn hãy chú trọng tới quy tắc 3 phút. (Ảnh minh họa)
Thời gian có thể là một liều thuốc hiệu quả cho mọi thứ. Tạo hóa cho mỗi người 24 giờ mỗi ngày, việc sử dụng như thế nào là tùy thuộc vào từng người. Nếu biết cách sử dụng, bạn sẽ làm được rất nhiều thứ trong khoảng thời gian đó. Ngược lại, nếu không hiểu được giá trị của thời gian, dù có 24 giờ cũng sẽ để nó trôi qua một cách vô nghĩa.
Trong cuộc sống có vô số những điều cần chúng ta học hỏi nhưng thời gian lại có hạn. Thế nhưng, nếu biết áp dụng "quy tắc 3 phút" sau đây, bạn sẽ thấy cuộc đời mình có những chuyển biến rất tích cực, biết càng sớm càng có lợi cho tương lai.
Khi cất lời, cần suy nghĩ kỹ trong 3 phút
Lời đã nói ra chẳng khác nào bát nước đổ đi, không thể lấy lại được. Đừng nghĩ rằng, việc nói đơn giản, bởi chỉ với 1 câu nói có thể khiến người ta bật cười, cũng có thể khiến người ta đau đớn đến tận cùng.
Có một số người nói mà không biết suy nghĩ, buông ra những lời ác ý làm tổn thương người khác và gây họa cho chính mình.
Gia tộc họ Vương là một trong những dòng họ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Có 1 phương châm được các thế hệ truyền cho nhau chính là “nói chậm và sống tử tế”.
Vương Ký là người đầu tiên trong gia tộc họ Vương đề ra phương châm này. Từ 1 vị quan nhỏ nhưng ông từng bước trở thành một vị quan ai cũng phải nể phục trong triều đình. Tất cả đều nhờ việc ông tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy tắc "nghĩ 3 phút trước khi nói", hay trong dân gian thường gọi là "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói".
Trước khi nói 1 điều gì đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã suy nghĩ kỹ. Hãy nghĩ về hậu quả của lời nói đó đối với bản thân và những người khác. Nếu bạn có thể nói ít đi, đừng bao giờ cố nói nhiều hơn. Nếu bạn có thể nói chậm, đừng bao giờ cố nói nhanh. Nếu bạn có thể nói nhẹ nhàng, đừng bao giờ nói khó nghe. Biết giữ mồm miệng, bạn sẽ là người chiến thắng.
Khi đang tức giận, bình tĩnh trong 3 phút
Trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi có những lúc bực bội, không vui. Đó là những lúc bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Bởi một khi tức giận, người ta thường có hành động bốc đồng.
Những gì bạn nói và làm vào lúc này có thể khiến người khác và bản thân bị tổn thương. Cách tốt nhất để kiểm soát cơn giận là xoa dịu nó.
Nếu không muốn bản thân phải hối tiếc, hãy bình tĩnh trong 3 phút và đưa ra các quyết định sau khi tâm trạng đã nguôi ngoai bớt.
Trong những việc nhỏ nhặt hằng ngày, bạn hãy cố gắng tiết chế bản thân và học cách kiềm chế cảm xúc của mình. Học cách đối mặt với sự tức giận một cách bình tĩnh, bạn sẽ nhận ra những điều đó không đáng để bản thân phải tức giận đến vậy.
Hẹn gặp người khác, đến sớm 3 phút
Trong mọi việc cần làm đều cần có sự chuẩn bị trước, nếu không rất dễ gặp thất bại. Đặc biệt, khi hẹn ai đó, nhất định cần phải đến đúng giờ. Bởi một khi có thói quen đi muộn, bạn sẽ là người chịu thiệt thòi.
Khi hẹn người ta, việc đến đúng giờ không phải chính xác thời gian đã hẹn mà là đến trước 3 phút. Đây là một kiểu tôn trọng người khác. Hãy tạo ấn tượng tốt để mọi người thấy được sự chân thành của bạn. Đối với những người biết quý trọng thời gian và có sự chuẩn bị chu đáo như thế này, dù đến đâu cũng được chào đón.
Đến trước 3 phút cũng là một loại trách nhiệm đối với bản thân. Khi cho bản thân thời gian chuẩn bị, không để sự nóng vội đánh mất tất cả. Dù xảy ra những tình huống bất ngờ bạn cũng có thể bình tĩnh giải quyết.
Đối xử với người khác, xem xét nội tâm trong 3 phút
Một trong những thói quen xấu của nhiều người là hay đánh giá người ta dựa vào vẻ bề ngoài. Họ lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào lỗi của người khác nhưng lại chẳng nhìn thấy lỗi của bản thân.
Khi đối xử với mọi người, hãy học cách nhìn thế giới bằng một con mắt và nhìn lại bản thân bằng con mắt kia. Chỉ trích người khác sẽ chỉ khiến bạn kém cỏi đi.
Khi bạn có thời gian để phàn nàn về người khác, tốt hơn nên cố gắng hết sức để thay đổi bản thân.
Khi gặp sự cố, trước hết bạn phải tìm ra nguyên nhân từ chính bản thân mình. Đặc biệt, không được trốn tránh, bởi mỗi thất bại là một cơ hội để trưởng thành.
Đây đều là kinh nghiệm xương máu của những người đi trước đúc kết lại. Khi bạn nhận ra những điều này sớm, bạn sẽ không phải hối hận lúc về già.
Nguồn: [Link nguồn]