Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 1

Tháng 4/2018, mạng xã hội lan tỏa mạnh mẽ phong trào chống lại quấy rối tình dục ở môi trường làm việc. Hashtag #Metoo xuất hiện đầy rẫy trên Facebook, kèm theo những câu chuyện đau lòng của nạn nhân bị quấy rối tình dục nơi công sở. Chuyện quấy rối, gạ tình nơi làm việc vốn chẳng hề ít ỏi, chỉ là đã bị phong kín bởi sự im lặng vì ngại ngần.

Dưới đây là những câu chuyện tiêu biểu về hành vi quấy rối, gạ tình nơi công sở, về những lời nói suồng sã, cử chỉ khiếm nhã… bị người ta khéo léo che lấp bằng câu nói “đùa thôi”.

Trong đó, nạn nhân - có người sớm thoát khỏi thời khắc trớ trêu ấy, có người bị ám ảnh, cảm thấy mình nhơ nhuốc và không đáng được yêu thương. Có người thì dù cảm thấy bản thân khó chịu, tổn thương nhưng phải đến khi người bên cạnh nhắc nhở mới hiểu rõ mình đang bị quấy rối.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 9

Tôi tên Thảo, là giáo viên dạy Văn hơn 7 năm nay. Nhiều năm trước, tôi luôn không hiểu vì sao các thầy giáo nam cứ gọi tôi là “cô giáo Thảo” cùng với tràng cười khoái chí và ánh mắt đầy khiêu khích. Tôi chỉ thấy thật lố bịch.

Sau này, khi biết lý do tôi lại thấy ghê tởm. Cả các giáo viên nữ, mỗi khi tâm sự chuyện phòng the lại nháy mắt nhìn tôi: “Học hỏi đâu xa, nhờ ngay cô giáo Thảo chỉ dạy”. Tôi không thể phản ứng gay gắt vì chắc chắn sẽ bị nói là chuyện bé xé ra to. Chỉ còn cách cười cho qua chuyện.

Tôi bắt đầu ngại nhắc đến tên mình, ngại nhắc đến cả cái nghề đang theo đuổi. Nó nhắc tôi nhớ đến mấy lời chòng ghẹo sau cái nhìn quét một lượt từ trên xuống dưới: “Đích thực là cô giáo Thảo”, “Ngon hơn cả cô giáo Thảo”… Ngôn từ tưởng trong sáng mà ý nghĩa thì tục tĩu. Tôi ghê tởm họ.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 10

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 11

Tôi là dân gym nên thú thật, cơ thể rất đẹp. Cách đây 1 năm, tôi làm cho công ty của Dubai, tổng giám đốc trùng hợp là người ưa thể thao nên có nhiều chuyện để nói với tôi. Ông nổi tiếng là người lịch lãm, nói chuyện khéo léo, có vợ vừa giàu vừa giỏi, hai anh con trai đang đi du học. Gia đình hạnh phúc của ông là điều mà tôi - một đứa con rơi rớt - ngưỡng mộ nhất.

Ban đầu tôi chỉ nghĩ, ông mến tôi vì tôi am hiểu các bài tập. Sau này, số lần ông rủ tôi đi tiếp khách cùng nhiều hơn. Các câu chuyện không còn gym nữa mà là chuyện tình yêu, thậm chí là sex. Tôi lảng tránh, tránh đến mức phải nhắn tin cầu cứu đứa bạn gọi về, để thoát khỏi buổi nói chuyện ấy.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 12

Ảnh minh họa

Thời gian địa ngục với tôi là quãng đường ngồi ô tô từ điểm gặp đối tác về công ty. Ông ta vuốt tóc, xoa đầu, cố tình đụng chạm chân tay… Tôi không thể làm gì khác vì phía trước còn có tài xế. Hình như tôi im lặng càng khiến ông ta hiểu lầm là tôi thích. Đúng là hèn nhát.

Một lần, ông bảo tài xế bị ốm nên tự lái xe. Giữa đoạn đường vắng, ông thắng lại rồi quay sang vồ vập lấy tôi đòi ôm, hôn. 25 tuổi, chưa bao giờ tôi gặp cú sốc lớn thế. Tôi vùng vẫy, vớ được chiếc điện thoại, dọa sẽ gọi thẳng cho vợ con ông ta. Tôi được thả xuống.

Ngày hôm sau, trên bàn làm việc của ông ta là lá đơn xin nghỉ việc. Vỏn vẹn mấy dòng chữ: “Tôi từng tôn trọng và hâm mộ gia đình hạnh phúc của ông. Ông có thứ mà tôi mơ ước. Nhưng tôi không có lý do gì để làm người tình hay phải ngủ với ông”.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 13Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 14

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 15

Công ty tôi bán thuốc cho các thẩm mỹ viện, nhân viên tiếp thị phải đến đó giới thiệu thuốc cho người ta.

Bác sĩ ở viện thẩm mỹ đó nổi tiếng dê già nên sếp bắt tôi đi. Ông bảo tôi đẹp nên dễ làm việc. Thì ra sau lưng bọn tôi, họ có cái trò gửi ảnh nhân viên tiếp thị cho khách xem trước.

Tôi vừa đặt mông xuống salon, ông bác sĩ kia đã đứng lên khóa cửa, đút chìa vào túi. Ông ta ngồi kế bên, nói chuyện chưa đầy 10 phút đã thò tay xoa đùi , tay kia ghì chặt lưng tôi.

Thật ra, tôi chỉ đợi có bấy nhiêu để bùng nổ. Tôi chửi cho ông ta không kịp vuốt mặt, phanh phui ông ta từng sàm sỡ một chị đồng nghiệp của tôi rồi tự thò tay lấy chìa khóa mở cửa phòng. Tôi còn muốn chửi cả người sếp mẫu mực kia nữa.

Cái nghề của tôi - trình dược- nghe thì sang lắm, gặp toàn bác sĩ có ăn học đàng hoàng nhưng nhiều ông vẫn mặc định là nhân viên phải đổi tình lấy công việc. Muốn bán hàng thuận lợi thì phải có mối quan hệ tốt. Riêng tôi… không bao giờ.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 16Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 17

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 18

Tôi bị gạ tình bởi một đồng nghiệp - gạ một cách trắng trợn.

Anh ta đã có vợ con đàng hoàng, nhìn trên Facebook thì gia đình hạnh phúc lắm. Đêm gala dinner của công ty, anh ta ôm hết cô này đến cô khác và một trong số đó là tôi. Một tay cầm ly rượu, một tay khoác eo tôi nhún nhảy, anh ta thì thầm vào tai tôi: “Anh thích em. Chỗ này hơi đông nhỉ?”.

Tôi vẫn tươi cười nhưng nói rành rọt từng chữ: “Anh dê em nãy giờ nha. Nhìn vậy chứ không phải vậy nha anh”. Anh ta bảo, chỉ đùa thôi rồi mất hút.

Sáng hôm sau tôi mới nghe kể, anh ta nói vậy với rất nhiều người. Tôi thấy làm phụ nữ khổ thật…

Có lẽ nhìn ảnh trên Facebook, đàn ông nghĩ tôi dễ dãi nên hay bị “lộ bài”. Họ có thể nói với tôi những lời sỗ sàng vốn dè chừng với người khác. Tôi nhận ra, sexy cũng có cái lợi là đánh giá đàn ông nhanh.

Và đàn ông cũng vậy, nhìn vẻ ngoài thôi không đoán được. Họ có học thức, có địa vị xã hội, giàu có, gia đình hạnh phúc… nhưng chưa hẳn đã chỉn chu, lịch thiệp.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 19 Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 20

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 21

Tôi và bạn trai cùng làm việc ở khách sạn, tôi là lễ tân, còn anh ấy là nhân viên nhà bếp. Ông chủ khách sạn của tôi mắc bệnh… thích gái xinh, nghe đồn ở chỗ này, đã nhiều người “qua tay” ông ấy.

Chúng tôi thống nhất công khai mối quan hệ để tránh mấy chuyện không hay nhưng tôi vẫn không thoát được. Hôm ấy, ông ta gọi tôi lên phòng, rút ví đưa cho 1 triệu và nói “Khi nào anh gọi thì lên nhanh nhé!” (ông ta hơn cả tuổi bố tôi). Tôi đặt 2 tờ tiền trên bàn, lao ra khỏi phòng.

Tôi kể chuyện này với bạn trai, hai đứa chuẩn bị sẵn tinh thần bị đuổi việc. Nhưng ông ta không làm gì cả, tôi khuyên bạn trai ở lại làm thêm thời gian nữa, tìm được việc khác mới chuyển đi.

Một hôm khác ông ta đi công tác về, thấy tầng 1 khách sạn không mở nhạc nhẹ như quy định mới đến “vỗ mông” trách phạt tôi. Bạn trai sợ tôi lại bị gạ gẫm mới chạy đến giả vờ chào hỏi. Ông ta quay sang giơ tay đấm giữa mặt anh ấy - quả đấm của một người từng học võ khiến anh ấy máu cam chảy ròng. Chúng tôi bị đuổi việc ngay sau đó.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 22 Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 23

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 24

Tôi từng bị khủng bố tinh thần bởi một đồng nghiệp được đánh giá là hiền lành, đeo kính cận tri thức. Anh ta giỏi, mỗi cuối tháng lại được thưởng vì năng suất cao, trong giờ chỉ lặng lẽ làm việc chứ hiếm khi đùa bỡn.

Hình như, chỉ có khoảng thời gian từ 6 đến 7h30 sáng là anh ta lộ bản chất. Đó lại lúc tôi đến, cả công ty chỉ có hai người.

Luôn luôn là anh ta quay sang, nhìn một lượt rồi khen ngợi: “Hôm nay N. xinh thế? Mình hẹn hò đi”. Cái nhìn đó làm tôi bối rối nhưng vẫn lờ đi cho qua chuyện.

Buổi tối anh ta nhắn tin: “Anh nhìn trúng em rồi. Mình yêu nhau nhé!”. Tôi bảo đã có bạn trai, anh ta cố tình: “Em nói dối để anh từ bỏ sao? N. chưa có bạn trai”. Tôi chặn Facebook.

Tưởng hành động đó đã đủ mạnh để anh ta rút lui. Nhưng không. Những buổi sáng sau đó, sự quấy nhiễu còn táo tợn hơn. Anh ta đến tận nơi ghé sát vào tai tôi: “Bỏ chặn anh đi. Đi mà”. “Mình hẹn hò em nhé. Mẹ anh mới nhìn ảnh thôi đã thích em”. “N. mặc váy càng ngắn càng xinh”… Hơi thở đó khiến tôi ghê tởm.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 25

Ảnh minh họa

Mỗi lần tôi đều muốn vùng dậy, la hét hoặc cho anh ta một cái bạt tai nhưng không đủ dũng khí. Tôi sợ ai đó nhìn thấy sẽ đồn thổi tôi và hắn thậm thụt nơi công sở, lại sợ nếu phản ứng quá mạnh thì ồn ào. Dù sao, mỗi ngày vẫn phải chạm mặt nhau…

Vậy là tôi tìm cách tránh mặt. Tôi đi làm ca muộn hơn, mỗi lúc muốn đi vệ sinh hay lấy nước đều phải ngó quanh, khẳng định là không gặp mới đứng dậy. Có khi tôi ra đến cửa rồi mà thấy bóng dáng hắn, tôi lại ngậm ngùi về chỗ ngồi. Có điều, công ty quá nhỏ bé, tôi tránh được hôm nay, chứ không tránh được ngày mai. Vẫn có những sự đụng chạm bất đắc dĩ, lời nói cợt nhả, suồng sã khiến tôi phát điên.

Tôi kể với một vài người đồng nghiệp, họ đều cho rằng tôi quá nhạy cảm - nhạy cảm đến mức tự vơ bực vào người. Họ bảo anh ấy quá hiền để trở thành một tên quấy rối.

Mỗi ngày đi làm đều quá bức bối, tôi tâm sự với một người bạn thân. Nó hét lên: “Trời ơi. Đó là quấy rối. Mày đang bị quấy rối”. Tôi tự nhủ một nghìn lần, ngày mai sẽ phản kháng. Rốt cuộc, tôi vẫn im lặng và tiếp tục lên kế hoạch cụ thể cho sự phản kháng của ngày hôm sau… Tôi sợ mình bị cô lập.

Trong các nghiên cứu gần đây của ActionAid tại Việt Nam thì có từ 67% (số liệu năm 2016) - 87% (số liệu năm 2014) phụ nữ và trẻ em gái đã ít nhất bị một lần quấy rối ở nơi công cộng. Hơn nữa, 2/3 những người chứng kiến (67%) sự việc không làm gì cả.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 26

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 27

Làm sao để thoát khỏi tình trạng bị quấy rối, gạ tình nơi công sở mà không khiến bản thân bị tổn thương hay chí ít là mất việc làm. Hãy nghe lời khuyên của chuyên gia:

Nạn quấy rối tình dục, đặc biệt là quấy rối tình dục nơi công cộng gần đây là chủ đề nóng đối với dân văn phòng đặc biệt là phái nữ.

Nếu cứ mãi im lặng và sống chung với nó thì không chỉ một người bị quấy rối mà sẽ rất nhiều người trở thành nạn nhân.

Nếu bạn bị bất cứ ai làm phiền vì lời nói, cử chỉ, hành vi khiếm nhã thì điều đầu tiên cần làm là lên tiếng. Bạn sợ lên tiếng phản kháng sẽ bị người xung quanh lên án, xa lánh nhưng phải nhớ rằng, bạn là nạn nhân và cần được bảo vệ.

Quấy rối công sở: Nỗi khổ của cô giáo có tên Thảo - 28

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Thảo - Trung tâm tư vấn và đào tạo Rồng Việt

Chúng ta phải hiểu và tôn trọng bản thân đầu tiên, yêu thương bản thân đầu tiên. Bạn không bảo vệ tức là là đối xử chưa công bằng với chính mình.

Mạnh mẽ để đối diện với sự thật. Chia sẻ với những người gần nhất bên cạnh, chia sẻ những người có thể bảo vệ bạn. Bạn im lặng một ngày là thêm một ngày cả cơ thể, tinh thần bạn chịu những tổn thương không đáng có.

Quyền lựa chọn là ở chính bạn, chốn công sở nơi bạn có việc làm nhưng làm bạn không thoải mái, không hạnh phúc thì việc làm còn có ý nghĩa hay không? Quan trọng nhất của cuộc đời là chúng ta hạnh phúc, nếu chúng ta luôn đi làm trong trạng thái lo âu thì chỉ làm cuộc sống trở nên rối rắm.

Lên tiếng hay im lặng là lựa chọn của bạn. Hãy hành động để bảo vệ chính mình khỏi vấn nạn quấy rồi tình dục nơi công sở. Sẽ có những người chung tay bảo vệ bạn. Đấu tránh để chống lại cái xấu hoặc bạn thỏa hiệp với chính nó và luôn suy nghĩ về nó. Tin rằng các bạn có lựa chọn đúng cho mình.

Sự kiện: Giới trẻ 2025
Thứ Hai, ngày 07/01/2019 08:01 AM (GMT+7)
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN