Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ
Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 2

Vợ chồng tôi kết hôn, đi ở trọ 6 năm mới mua được một căn chung cư 2 phòng ngủ ở Hà Nội. Con trai lớn của tôi 5 tuổi, kể từ khi có nhà mới đã được chuyển sang ngủ phòng riêng. Con gái nhỏ 3 tuổi vẫn ngủ với vợ chồng tôi.

Chồng tôi có một người em trai, năm nay bước sang tuổi 27, cũng làm việc tại Hà Nội. Trước đây, khi vợ chồng tôi chưa mua được nhà, em trai chồng thuê trọ cách chúng tôi khá xa nhưng khi tôi vừa chuyển về nhà mới không lâu, bố mẹ chồng đã ngỏ ý để em chồng tôi đến ở cùng với lý do đi làm cho tiện và “anh chị có nhà rồi, tội gì phải đi ở trọ”. Nhà tôi rất nhỏ, phòng ốc vừa đủ cho vợ chồng con cái sinh hoạt, nếu thêm em chồng vào ở nữa sẽ chật chội và phức tạp. Tôi biết vậy nhưng không dám từ chối, vẫn rộng cửa đón em chồng chuyển đến.

Tôi có thể nhắm mắt cho qua vài thứ vặt vãnh nếu như em chồng không quá vô ý thức trong lối sinh hoạt. Đầu tiên là con trai tôi phải vác gối sang ngủ cùng bố mẹ vì chú thức quá khuya, ánh sáng điện thoại, máy tính khiến nó không ngủ được. Tôi đã nhắc nhở em chồng, ngủ phòng cháu thì phải tôn trọng không gian riêng của cháu nhưng đâu vẫn vào đấy.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 3

Thứ hai là em chồng tôi sống rất bừa bộn. Tôi luôn dặn em sau khi tắm xong phải đem quần áo bẩn ra bỏ ở khu máy giặt, đi vệ sinh phải giật nước xả ngay, nếu bồn cầu bẩn thì phải cọ rửa… nhưng em bỏ ngoài tai. Tôi luôn phải đi sau dọn dẹp những thứ em bày bừa ra, cảm giác như mình vừa có thêm một đứa con nhỏ vậy.

Điều khiến tôi bực bội nhất là lối sống hoang phí của em chồng. Ở cùng vợ chồng tôi, em không đóng tiền ăn ở, điện nước đã đành nhưng lại không có ý thức tiết kiệm. Vào mùa nóng nực, ngày nào đi làm về em ấy cũng chui tọt vào phòng, mở điều hoà từ 6 giờ chiều đến 7 giờ sáng hôm sau. Có những hôm, em chồng đi làm vội vã, quên tắt điều hoà, tôi vào phòng quét dọn, thấy quạt gió điều hoà vẫn thổi phà phà mới vội tắt đi.

Ngay cả đứa con trai 5 tuổi của tôi cũng biết phải tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, tắt khi không sử dụng mà cậu em chồng 27 tuổi của tôi lại không có ý thức đó. Có hôm, cả nhà ăn tối ở phòng khách, tôi vẫn thấy điều hoà trong phòng em đang mở. Hỏi đến thì em ấy bảo, mở sẵn để tí vào phòng mát luôn, khỏi phải chờ đợi.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 4

Dùng điện một cách lãng phí như thế nhưng em ấy không hề mở lời đóng góp tiền điện nước cho tôi. Tôi phàn nàn với chồng thì anh gạt đi: “Có đáng bao nhiêu đâu mà em tính toán. Vợ chồng con cái mình dùng là chính”. Anh nói như thể người sai, người ích kỷ là tôi chứ không phải cậu em chồng vô ý thức kia.

Kể từ ngày em chồng đến ở, tháng nào tiền điện nước nhà tôi cũng tăng vọt, cộng thêm phí dịch vụ chung cư, phí gửi xe… tôi phải chi 5-6 triệu đồng mỗi tháng.

Bây giờ tôi không biết phải làm thế nào với cậu em chồng oái oăm này, nhắc nhở không được, đuổi đi cũng không xong. Vợ chồng tôi còn một khoản nợ ngân hàng phải trả, còn 2 đứa con phải chăm lo, không thể cứ bao ăn, bao ở cho cậu em chồng đã biết kiếm tiền được. Lẽ ra em ấy phải có ý thức đóng góp cho tôi một khoản tiền sinh hoạt mỗi tháng. Chẳng lẽ, ngay cả việc tế nhị này tôi cũng phải chủ động nhắc nhở em chồng.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 5

Hôm trước, đọc được câu chuyện người chồng trách móc vợ khi vợ không thường xuyên cho tiền bố mẹ chồng và các cháu chồng, tôi bỗng muốn tâm sự câu chuyện của chính mình. Quả là “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, ai cũng có nỗi khổ tâm.

Nhà chồng tôi có 5 chị em, chồng tôi là thứ tư và là con trai duy nhất. Trước khi cưới tôi, chồng xây được một căn nhà nhỏ ở thành phố và theo như tôi biết, tiền xây nhà hoàn toàn do anh tích cóp được trong 10 năm đi làm (vì yêu anh 6 năm mới cưới nên tôi biết rõ việc này). Trong 10 năm đó, ngoài tiết kiệm tiền xây nhà, anh còn phải nuôi cô em gái út đi học đại học. Có lần, tôi tán thưởng anh tài giỏi, tự xây được nhà ở tuổi 32. Anh nói luôn: “Đó không phải thành quả của riêng anh mà là thành quả của cả nhà anh”.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 6

Sau khi cưới nhau, vợ chồng tôi sống trong căn nhà đó. Và đúng như lời anh nói, vì anh đang ở trong căn nhà là thành quả của cả gia đình anh nên anh luôn thấy có trách nhiệm phải báo đáp, từ bố mẹ đến chị em. Mọi tình cảm, sự quan tâm, lo lắng của anh đều dành hết cho chị em và các cháu của anh. Mẹ con tôi chỉ hưởng chút thừa thãi.

Tôi và người chị thứ ba của anh cùng mang bầu. Anh chưa một lần mua cho tôi hộp sữa, viên thuốc hay thức ăn gì bồi bổ nhưng lại đặt bơ từ Đà Lạt về cho chị ăn bởi nghe nói, bà bầu ăn bơ rất tốt cho thai nhi. Anh hiếm khi chủ động hỏi con thích ăn gì để mua, chơi với con hay chăm sóc con nhưng mỗi cuối tuần về quê, anh đều chở các cháu đi ăn chè, pizza, đi siêu thị và mua đồ chơi cho các cháu. Tôi thắc mắc thì anh bảo “Các con em chỉ thích ăn đồ em nấu, có bao giờ ăn mấy thứ này”.

Có lần tôi phải đi mổ ruột thừa, bụng đau dữ dội, bác sĩ thì bình chân như vại nhưng anh không hề sốt sắng hỏi han hay giục giã gì họ. Lần khác, chị gái thứ hai của anh phải mổ u xơ. Ca mổ chỉ chậm hơn 30 phút khiến chị ngồi ngoài hành lang đợi, anh tức tối chửi bới khắp bệnh viện, nói họ vô trách nhiệm với bệnh nhân. Sau đó, chính anh cũng là người lo lót, đút phong bì cho đội y tá để họ chăm sóc chị tận tình hơn sau ca mổ. Chứng kiến những điều đó, tôi rất chạnh lòng.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 7

Con trai của chị gái cả vào đại học. Anh năm lần bảy lượt than thở với tôi: “Kinh tế nhà chị như thế, tiền đâu mà nuôi con học đại học”. Anh còn tính toán, tiền ăn, tiền trọ, tiền học phí của cháu bình quân mỗi tháng hết bao nhiêu, có vừa vặn với thu nhập của anh chị không. Tôi mới bảo: “Hiếm khi thấy anh tính toán kỹ càng như thế cho con mình. Anh lo vậy thì tìm cách kiếm tiền, giúp chị nuôi con học đại học”. Ai ngờ, anh hằn học nói: “Cô không phải dở cái giọng đó ra. Dĩ nhiên tôi sẽ lo. Tôi có thể đói rách chứ không để chị tôi, cháu tôi đói”.

Cho đến hiện tại, tôi thực sự chán nản cuộc hôn nhân này. Tôi có chồng, con tôi có bố mà “có cũng như không” bởi chồng tôi còn bận lo cho người khác. Tôi thừa nhận, anh chị em phải đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lần nhau nhưng khi đã có gia đình riêng, mọi thứ phải có giới hạn. Nếu cứ “bên trọng bên khinh” như chồng tôi thì tổ ấm nhỏ sẽ ra sao đây.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 8

Mỗi gia đình có cách chi tiêu, quản lý tài chính riêng nhưng chắc hiếm có nhà nào như nhà tôi. Trò chuyện với chị em trong công ty, tôi thấy nhà họ hầu hết đều chồng đưa lương cho vợ, chỉ giữ lại một ít chi tiêu cá nhân, hoặc hai người cùng góp chung một khoản gọi là phí sinh hoạt, phí nuôi con, sau đó tiền ai nấy tiêu hoặc chồng sẽ là người lo hết mọi khoản trong gia đình, vợ tự giữ lương của vợ…

Nhà tôi thì khác. Chồng tôi luôn nói với tôi một câu: “Em cứ tiêu hết lương em đi, thiếu đâu thì anh bù”.

Tôi là nhân viên văn phòng, lương loanh quanh 15 triệu đồng/tháng. Chồng tôi là kỹ sư thiết kế nội thất, thu nhập trung bình 30 -35 triệu đồng/tháng. Từ khi lấy nhau đến giờ là 3 năm, chồng tôi luôn có quan điểm, hai vợ chồng đi làm chỉ tiêu 1 lương, lương còn lại tiết kiệm để lo việc lớn. Và vì lương tôi thấp hơn nên sẽ tiêu hết lương của tôi vào việc ăn uống, điện nước, nuôi con… thiếu đâu, chồng tôi sẽ bù vào. Số lương còn lại của chồng, chồng sẽ giữ ở tài khoản riêng và xem đó là khoản tích luỹ của hai vợ chồng.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 9

Mọi người bảo tôi, như thế khác nào chồng tôi nắm dao đằng chuôi, còn tôi cầm đằng lưỡi. Khoản tiết kiệm đứng tên chồng, tôi không có quyền quyết định hoặc xui rủi hôn nhân đổ vỡ, tôi chỉ có nước trắng tay ra đi.

Tôi càng nghĩ càng thấy đúng. Nhưng khoan chưa nói đến việc đó, chỉ riêng cái việc “ xin chồng bù tiền mỗi tháng” đã khiến tôi đau đầu. Mỗi khi tiêu hết lương của tôi và phải xin thêm tiền chồng chi tiêu, anh ấy đều phàn nàn: “Em tiêu gì nhiều thế?”, “Tháng này phải bù 5 triệu cơ à?”, “Em là người chi tiêu chính trong nhà, phải hết sức tiết kiệm”… Rõ ràng tôi cũng đi làm, cũng kiếm ra tiền, một tay lo liệu mọi thứ trong gia đình mà như thể tôi là người ăn bám, phải ngửa tay xin tiền chồng mỗi tháng vậy.

Phút thành thật: Vừa mua nhà thành phố, đã phải lo chỗ ở cho em chồng - 10

Tôi biết, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì người thiệt thòi nhất là mẹ con tôi. Tôi không có khoản dự phòng, không có tiếng nói trong gia đình. Dẫu vậy, tôi cũng chưa biết làm cách nào để chồng tự nguyện đưa tiền cho tôi giữ hoặc làm sao để tôi tự giữ được tiền của mình.

 

Bài viết: Hạ Nhiên

Thực hiện: Nãm Trung Nguyên

Sự kiện: Phút thành thật
Thứ Hai, ngày 15/05/2023 08:29 AM (GMT+7)
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN