Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ
Phút thành thật: Chồng nghèo còn sĩ, tôi phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh - 2

Vợ chồng tôi đã kết hôn được 3 năm và đang phải bươn trải từng ngày chốn thủ đô ngột ngạt. Chúng tôi đến với nhau bằng thứ tình cảm trong sáng, thuần khiết nhất. Khi còn yêu nhau, chúng tôi chưa từng đặt nặng vấn đề vật chất. Chúng tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng chỉ cần cùng nhau nhìn về một hướng, mọi thứ sẽ tốt đẹp cả thôi.

Ngày đám cưới, trong khi chúng tôi đang tràn ngập hạnh phúc thì đâu đó là nét buồn đăm chiêu của bố mẹ. Nhà tôi và nhà chồng đều nghèo cả. Ông bà ở quê chỉ biết trông vào mấy sào ruộng. Cả đời vất vả chỉ mong sao cho con cái được no đủ nên của hồi môn chỉ là tượng trưng mà thôi. Với hoàn cảnh đó, tôi và chồng càng thêm quyết tâm để vượt lên số phận.

Thế nhưng cuộc chiến đấu với cơm áo gạo tiền đất thủ đô chưa bao giờ là dễ dàng. Chúng tôi nhanh chóng bị vùi dập bởi rất nhiều những khoản chi tiêu khi đón đứa con đầu lòng chào đời. Tôi đã quá chủ quan và tin vào thứ gọi là sức mạnh của tình yêu. Người đàn ông của tôi vẫn tính cách đó, vẫn sự cứng cỏi có chút tự cao đã khiến tôi mê mệt thời còn con gái nhưng hiện tại nó đã trở thành nguồn cơn của mọi mâu thuẫn.

Phút thành thật: Chồng nghèo còn sĩ, tôi phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh - 3

Nói khó nghe một chút là chồng tôi có tính sĩ diện hão. Không cần biết vợ con như thế nào nhưng chỉ cần nghe mấy lời ngon ngọt của đám bạn nhậu là sẵn sàng chi tiền triệu cho một cuộc vui. Tôi đã quá quen với cảnh chồng tôi là người đứng ra thanh toán một bữa nhậu, anh em thì bảo sẽ chuyển khoản sau nhưng tôi biết là nhiều lần chồng tôi vì cả nể, vì sĩ diện mà không thể thu lại được tiền.

Trong đám bạn nhậu khôn lỏi đó nổi lên có một người “tinh ranh” hơn cả. Mặc dù là anh lớn tuổi nhưng hiếm khi nào chịu thiệt. Tôi đã để ý nhiều lần kiếm cớ đến nhà tôi nhậu, lão này chỉ đi người không, gần xong bữa là kiếm cớ về trước để tránh né khoản đóng góp. Cuối tuần vừa rồi, vẫn là kịch bản đó nhưng còn đã được nâng cấp lên một tầm cao mới. Anh ta vẫn đến người không vào giờ ăn cơm, sau khi chào hỏi hắn trơ trẽn nói oang oang: “Đến xin cô chú bữa cơm đây, hôm nay thèm ăn vịt quay, biết được đầu ngõ nhà cô chú có hàng rất ngon nên đến ăn chực”.

Ủa? Biết có hàng vịt quay ngon mà mình muốn ăn thì phải chủ động mua vào góp cỗ cùng nhà người ta chứ. Cũng không ai như chồng tôi, thấy thế cũng liền ra oai sai vợ chạy ra đầu ngõ mua về đãi “ông anh thân”. Lần này thực sự đã quá sức chịu đựng. Tôi vẫn đứng dậy nhưng cầm chiếc điện thoại gọi luôn video call cho chị vợ anh khách kia. Tôi nói thẳng luôn: “Chị cho em vay tạm 200 nghìn ra mua con vịt quay, anh nhà chị đến ăn cơm, muốn ăn vịt quay nhưng hôm nay em kẹt quá, vừa mua bỉm cho con hết tiền rồi”.

Phút thành thật: Chồng nghèo còn sĩ, tôi phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh - 4

Hành động bất ngờ của tôi khiến chồng và khách tái mặt. Gã kia có chút xấu hổ, giả vờ nghe điện thoại rồi xin phép về. Còn tôi với chồng, đương nhiên là cãi nhau rất to. Chồng tôi mắng không biết cư xử, làm xấu mặt chồng. Tôi cũng “bật” luôn rằng nhà hết tiền rồi, anh nhìn bữa cơm nhà mình có dăm bìa đậu, 2 lạng thịt mà mời gã ăn chực kia cả con vịt thì có đáng không. Anh không bỏ được tính sĩ diện hão thì cả đời mẹ con tôi khổ với anh. Không biết chồng tôi có thay đổi được không, chỉ thấy anh không nói một lời, lầm lũi đi ra khỏi nhà.

Phút thành thật: Chồng nghèo còn sĩ, tôi phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh - 5

Chi tiêu trong gia đình là bài toán khó nhất. Tôi đã từng là dân chuyên toán nhưng chắc chắn không có đề bài nào hóc búa, thiên biến vạn hóa như cách tiêu tiền. Đây cũng là mấu chốt phát sinh nhiều mâu thuẫn đối với các cặp vợ chồng trẻ. Tôi được ăn học tử tế, có bằng cấp nhưng không thể xin được công việc ưng ý. Trong lúc bí bách, tôi đã phải tìm đến nghề lái xe công nghệ của kiếm ăn qua ngày.

Tôi không ngại vất vả cũng như chẳng thèm quan tâm đến sĩ diện. Tôi là thạc sỹ nhưng để vợ con có cuộc sống no đủ, tôi sẵn sàng đi chạy ship. Thu nhập mỗi ngày vài trăm ngàn cũng đủ để chúng tôi trang trải qua giai đoạn khó khăn nhất kể từ lúc lấy nhau. Vợ tôi cũng phần nào thông cảm cho chồng nhưng nhiều lúc, nhìn cách cô ấy vung tay quá trán, tôi không hài lòng.

Sắp đến ngày giỗ bố vợ tôi, dù không khá giả nhưng chúng tôi vẫn thực hiện đúng nghĩa vụ. Vợ chồng tôi đóng góp đầy đủ theo như phân công của gia đình. Thế nhưng, có một chuyện khiến tôi không thể chấp nhận, đó là vợ chi ra đến tiền triệu để mua sắm đồ “vàng mã”. Nào là quần áo comple, nhà lầu, điện thoại, tiền đô la để đốt xuống biếu bố.

Phút thành thật: Chồng nghèo còn sĩ, tôi phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh - 6

Nhìn thấy rất nhiều đồ vàng mã chồng chất, tôi lên tiếng trách cứ lãng phí thì bị vợ mắng lại không ra gì. Cô ấy bảo rằng bố đã một đời vất vả nuôi nấng, lo toan cho gia đình. Đến khi an nhàn một chút thì không may mắc bệnh rồi qua đời. Con cái không thể báo hiếu nên nhân ngày giỗ có mua sắm một chút đồ lễ thì làm sao mà phải tính toán.

Vợ tôi có lý của mình nhưng quả thực, tôi không cam tâm khi nhìn tiền của mình bị quy đổi ra đồ giấy rồi đốt thành tro. Tôi không biết bố vợ tôi ở dưới có nhận được hay không nhưng đó là công sức mà tôi phải chạy hùng hực 3 ngày ngoài nắng mưa mới có thể kiếm được. Không chỉ vợ tôi làm vậy, các em trong nhà cũng thi nhau “báo hiếu” bằng cách mua thật nhiều vàng mã về đốt. Tôi muốn góp ý lắm nhưng lại thôi vì dù sao “dâu con, rể khách”.

Phút thành thật: Chồng nghèo còn sĩ, tôi phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh - 7

Kỳ nghỉ hè này, đám trẻ nhà tôi đang có trải nghiệm vô cùng lý thú. Vợ chồng tôi đã quyết định gửi 2 đứa về quê ở với ông bà nội. Bố mẹ chồng tôi đang ở cùng với bác cả. Gia đình bác cũng có 2 đứa nhóc, chúng nó sàn sàn tuổi nên chơi với nhau với thân. Chúng tôi dự định sẽ gửi con 2 đến 3 tuần, đây là quãng thời gian đủ dài để những đứa trẻ thành phố thêm hiểu cuộc sống ở nông thôn, biết đến con trâu, con bò bằng xương bằng thịt.

Ngày về quê, vợ chồng chúng tôi chuẩn bị đủ thứ. Từ bánh kẹo, sữa, quần áo và cả một chút quà cho 2 đứa trẻ nhà bác cả nữa. Ông bà cũng rất niềm nở đón các cháu, từ lúc chúng nó chào đời, đây là lần đầu tiên được ở với ông bà lâu đến vậy. 4 đứa trẻ con ở gần nhau thì chắc chắc là sẽ rất nghịch, tôi đã xin lỗi ông bà và hai bác trước để phòng tránh những cảm xúc không tốt.

Phút thành thật: Chồng nghèo còn sĩ, tôi phải dùng biện pháp mạnh để chấn chỉnh - 8

Mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp nhưng không biết có phải tôi quá nhạy cảm hay không mà mỗi lần gọi điện về hỏi thăm, tôi đều cảm thấy một chút không thoải mái. Nguyên nhân là ông bà luôn kể chi tiết giá tiền sinh hoạt hằng ngày của lũ trẻ. “Sáng ngủ dậy bọn nó không chịu ăn cơm rang, bà phải ra chợ huyện mua bát phở 30 nghìn đấy”, “Thùng sữa mang về hết bay rồi, vợ bác cả phải mua thùng mới rồi, chúng nó chọn sữa xịn, nghe đâu hai ba trăm nghìn gì đó”...

Câu chuyện cứ thế, rồi thì bữa cơm có món gì, mua hết bao nhiêu tiền, ông bà đều kể chi tiết. Tôi có cảm giác hai đứa con của mình đang trở thành gánh nặng kinh tế cho cả nhà. Tất nhiên là vợ chồng tôi sẽ đóng góp, không để cho ai phải chịu thiệt cả nhưng cách kể chuyện của ông bà khiến tôi không thể thoải mái. Tôi đã chia sẻ với chồng nhưng anh bảo tính ông bà thế, ở quê mà, tiêu tiền là hay xót ruột thôi chứ không có ý gì cả. Tôi cũng muốn tin lời chồng và quyết định sẽ về thăm con, tất nhiên kèm theo đó là một chút tiền để ông bà cùng hai bác chi tiêu. Tôi không muốn vì một chút nhạy cảm của mình, một chút hiểu lầm của người lớn mà lũ trẻ mất đi một chuyến nghỉ hè đáng nhớ.

 

Bài viết: Hạ Nhiên

Thiết kế: Nãm Trung Nguyên

Sự kiện: Phút thành thật
Thứ Hai, ngày 10/07/2023 08:11 AM (GMT+7)
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN