Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ
Phút thành thật: Chồng nghe lời mẹ, “cấm vận” vợ chuyện giường chiếu hết tháng Giêng - 2

Theo phong tục, ngày Tết có nhiều điều phải kiêng kỵ. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, tôi rất biết điều đó. Thế nhưng, kiêng những điều gì và kiêng ra làm sao cho phù hợp hoàn cảnh mới là vấn đề. Chuyện quan hệ vợ chồng luôn rất tế nhị, nhất là với quan niệm của những người lớn tuổi ở quê. Họ luôn có suy nghĩ rất khắt khe về chuyện đó, nhất là trong dịp đầu xuân năm mới.

Đây là năm đầu tiên tôi làm dâu và theo chồng về quê ăn Tết. Quê chồng tôi cách Hà Nội hơn trăm cây số và đậm chất đồng bằng Bắc bộ. Anh không phải con trưởng nhưng trách nhiệm của con dâu thứ như tôi cũng rất quan trọng. Vì là dâu mới nên tôi ý thức được việc phải thể hiện ra sao để bố mẹ chồng đẹp mặt với họ hàng, làng xóm.

Vì được “cảnh báo” và cũng tìm hiểu rất nhiều câu chuyện ăn Tết quê chồng nên tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý. Tôi không hề bị ngợp với nhịp sống ngày Tết ở vùng nông thôn. Tôi sẵn sàng dậy sớm để làm cỗ, chờ đợi mọi người ăn xong để dọn dẹp. Tôi cũng thích nghi được với điều kiện sinh hoạt không đủ đầy tại quê chồng. Những tưởng sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nàng dâu, tôi sẽ nhận được sự quan tâm, chia sẻ và gần gũi từ chồng nhưng sự thật không phải như vậy.

Vợ chồng son luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, riêng tư bởi ngọn lửa tình lúc nào cũng cháy hừng hực. Trước Tết vì quá bận chuẩn bị thu xếp công việc, mua sắm đồ đạc nên chúng tôi đã cả chục ngày không làm chuyện ấy. Khi về đến quê chồng, tôi lại bị cuốn vào công việc bếp núc, rửa dọn nên cũng chẳng có hứng thú. Thêm nữa, điều kiện ở nhà chồng cũng không hề lý tưởng. Chúng tôi được bố trí một căn phòng nhỏ nhưng chỉ được ngăn cách với phòng chính tấm ri-đô. Thêm nữa, chiếc giường cũng đã quá cũ, chỉ cần cựa mình sẽ tạo ra tiếng cót két mà đến ngoài sân cũng nghe rõ mồn một.

Chính vì thế, tôi đã rất chờ đợi khoảnh khắc được trở lại thành phố. Nơi đó có căn nhà chung cư mà vợ chồng tôi mới mua trả góp, có phòng tắm với làn hơi nước ấm nóng, có chiếc giường êm ái thơm tho và hơn hết là không gian riêng tư để chúng tôi được thỏa sức thể hiện tình cảm.

Sáng ngày mùng 3 Tết, vợ chồng tôi xin phép về để làm hóa vàng ở nhà riêng. Bố mẹ chồng tôi cũng vui vẻ chấp nhận. Sau khi chiếc taxi dừng lại dưới sảnh chung cư, tôi đi như bay để trở về mái ấm thân yêu. Tôi đã lên sẵn kế hoạch cho một buổi tối đầy lãng mạn với ánh nến, hoa hồng sau gần tháng trời lo toan chu đáo cho cái Tết đầu tiên bên nhà chồng.

Tối đó, chúng tôi có mời một vài người bạn đến ăn cơm. Trong khi chồng tôi đang nâng chén ngoài phòng khách, tôi âm thầm chuẩn bị “đồ nghề” cho một đêm thăng hoa. Tôi chắc mẩm chồng sẽ rất phấn khích khi bước vào phòng ngủ. Khi đó tôi đã như một bông hoa lấp ló nụ non đang chờ hái. Tôi chờ chồng mình ào tới, chiếm hữu cho thỏa những ngày tháng mong chờ.

Thế nhưng, tất cả những tưởng tượng của tôi nhanh chóng tan thành mây khói. Đáp lại niềm khao khát của tôi chỉ là sự lạnh nhạt đến khó tin. Và rồi tôi còn sốc hơn khi chồng đưa ra lý do lảng tránh gần gũi vợ. “Ngày Tết thì không được làm chuyện này đâu. Mẹ anh bảo phải kiêng đến hết tháng Giêng nếu không sẽ xui xẻo cả năm. Em dọn dẹp đi, anh đi ngủ trước đây”, chồng tôi lạnh lùng tuyên bố.

Không hiểu sao đến tận bây giờ mà vẫn còn những nếp suy nghĩ lạc hậu như vậy. Càng đáng buồn hơn khi chồng tôi, một người đàn ông hiện đại cũng tin như vậy và thậm chí còn nghe lời mẹ, không thèm gần gũi vợ vì sợ một sức mạnh vô hình nào đó.

Không khí ngày Tết rất thích hợp cho những cuộc trò chuyện thân mật trong gia đình. Thế nhưng không phải câu chuyện nào cũng có thể mang ra chia sẻ. Tôi đã thực sự xấu hổ, hay chính xác hơn là không thoải mái khi bị những người trong gia đình vợ quan tâm quá sâu vào chuyện tế nhị của hai vợ chồng.

Tôi và vợ đã kết hôn được 2 năm. Đây là năm thứ 2 tôi làm rể và luôn cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ. Tôi chưa khi nào khiến bố mẹ vợ phải xấu mặt. Những ngày lễ Tết, giỗ chạp tôi luôn hăng hái xung phong gánh vác những công việc nặng nề nhất. Thế nhưng, điều mong mỏi lớn nhất của ông bà là có cháu bế thì chúng tôi lại chưa làm được.

Kết hôn 2 năm mà chưa có bầu không phải chuyện hiếm gặp của những cặp vợ chồng trẻ hiện đại. Chúng tôi còn có những kế hoạch và nếu như đón con đầu lòng lúc này, mọi cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong cộc việc có nguy cơ tan vỡ. Chính vì thế, tôi và vợ đã thống nhất sẽ sinh con trong năm 2023. Khi đó chúng tôi đã ổn đỉnh công việc và con tuổi mèo cũng sẽ hợp bố mẹ hơn.

Thế nhưng gia đình nội ngoại 2 bên đều không thông cảm. Gần như tất cả những buổi gặp mặt, mọi người đều lái câu chuyện sang chủ đề sinh con để gây áp lực. Tết này cũng vậy. Trong ngày nhà vợ tôi làm lễ hóa vàng, khi cơm rượu xong xuôi, cả nhà ngồi lại tán gẫu, kể những chuyện vui trong năm qua và chúc nhau một năm mới vạn sự như ý.

Câu chuyện bắt đầu khi bà cô út bên nhà vợ chúc gia đình tôi sớm sinh quý tử: “Chúc hai đứa năm nay có tin vui nhé. Lấy nhau cũng 2 năm rồi còn chưa chịu đẻ. Bên nhà cô là lấy nhau xong phải đẻ ngay, có con rồi thì muốn làm gì thì làm”. Như được đà, mấy ông anh bên nhà vợ vừa lên chức bố huênh hoang lên mặt và không ngần ngại nghi ngờ bản lĩnh đàn ông của tôi.

“Hai vợ chồng có sinh hoạt đều không đấy, hay đã đi khám chưa? Bây giờ tỷ lệ vô sinh cao lắm, không chủ quan được đâu”, “Chú ngồi máy tính ít thôi, phải vận động nhiều lên, nhìn tướng của chú là tôi thấy hơi ỉu, không biết có đủ tiền để đi chợ không?”, “Thôi không phải lo, mấy hôm nữa anh cho bình rượu bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. Cứ uống đều có khi lại sinh đôi ý chứ”…

Mọi người cứ thao thao bất tuyệt mà không hề nghĩ đến cảm xúc của tôi. Vì lịch sự cũng như để giữ hòa khí với họ hàng bên vợ, tôi chỉ ngồi cười cho qua chuyện bất chấp khả năng có thể họ cho rằng những lý do vừa nêu ra đều là thật. “Bố mẹ và các cô chú, anh chị yên tâm. Bọn con cũng tính đến chuyện này rồi. Năm nay hoặc cùng lắm năm tới sẽ sinh cháu”, tôi và vợ lên tiếng để xoa dịu đồng thời hướng sang chuyện khác.

Khi về nhà, vợ hỏi tôi có buồn không? Tôi cũng không biết trả lời sao cho phải. Có thể đó là văn hóa đã tồn tại từ xa xưa. Mọi người trong gia đình thường quan tâm đến nhau nhưng lại thái quá. Điều này vô tình lại khiến người được quan tâm phải chịu tổn thương.

Tôi vừa trải qua một kỳ nghỉ Tết vô cùng đặc biệt. Không giống như nhiều chị em khác khi về nhà chồng ăn Tết phải quay cuồng với chuyện bếp núc rồi khó khăn về sự khác biệt trong sinh hoạt. Với tôi, bố mẹ chồng chỉ giao cho duy nhất một nhiệm vụ, đó là hợp tác cùng chồng sớm sinh cháu nội cho ông bà.

Chúng tôi đã kết hôn được hơn 1 năm. Thế nhưng đặc thù công việc của chồng tôi thường xuyên phải xa nhà. Mỗi chuyến công tác của anh thường kéo dài 3 tuần, 1 tháng nên gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán để mang thai. Để có được những ngày nghỉ Tết quý báu này, chồng tôi đã phải xung phong đi công tác cả tháng trước.

Chính vì thế, bố mẹ chồng tôi rất thông cảm cho cảnh “vợ chồng ngâu”. Tết này, chúng tôi được ưu tiên không phải động tay động chân vào việc nhà cửa, bếp núc, thay vào đó phải hoàn thành nhiệm vụ “sản xuất” cho ông bà một thằng cháu đích tôn. Tất nhiên là tôi thấy hạnh phúc vì được bố mẹ chồng chiều chuộng, thế nhưng mọi chuyên không đơn giản như vậy.

Nhà chồng tôi ở quê không có điều kiện lý tưởng để làm chuyện tế nhị kia. Giống như nhiều căn nhà 3 gian truyền thống khác, các phòng chỉ được ngăn cách bởi tấm ri-đô, thêm nữa, chiếc giường lại không đủ chắc chắn để chống đỡ những đợt sóng tình của cặp vợ chồng xa cách cả tháng trời.

Chính vì thế mà hiếm khi nào cuộc yêu giữa hai vợ chồng được trọn vẹn. Tôi không đủ cảm xúc để thăng hoa nhưng vẫn phải cố để chiều chồng. Chưa hết, ngày hôm sau chúng tôi luôn phải đối mặt với những câu hỏi “kiểm tra tiến độ” từ mẹ chồng. “Hai đứa ăn nhiều vào còn bồi bổ sức khỏe. Cứ chịu khó dăm bảy ngày liên tục là kiểu gì cũng trúng”, mẹ chồng tôi vừa nói vừa gắp cặp kê gà cho chồng.

Tôi cảm thấy rất xấu hổ khi trong nhà còn cậu em chồng đang học đại học. Ngoài ra, còn có thêm vợ chồng chị ruột của chồng tôi. Mẹ chồng tôi cứ thao thao bất tuyệt chuyện giường chiếu của hai đứa trước mặt cả đại gia đình khiến tôi chỉ muốn chui xuống đất. Lúc này tôi lại chỉ ước được làm công việc bếp núc bình thường giống như mẹ và chị chồng. Tôi thầm nghĩ sau khi trở lại thành phố, tôi phải yêu cầu chồng xin nghỉ phép thêm để quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Tôi không muốn tình cảnh này lại tiếp diễn ở Tết năm sau.

 

Thứ Hai, ngày 07/02/2022 08:58 AM (GMT+7)
Theo Huyền Anh (Dân Việt)
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN