Lưu bài Bỏ lưu bài
Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 2

Tôi sinh ra và lớn lên ở ngoại ô một thành phố lớn. Gia đình tôi không khá giả nhưng cũng thuộc giới trung lưu. Bố mẹ tôi đều làm cán bộ nên luôn đảm bảo cho tôi cuộc sống tương đối bằng phẳng.

Tôi đã trải qua tuổi trẻ giống như trong câu chuyện cổ tích. Nó quá bình lặng và dường như luôn nằm trong tính toán từ trước của gia đình. Tôi tốt nghiệp cấp 3, thi đỗ vào đại học theo định hướng của bố. Thậm chí ngay cả chuyện hôn nhân đại sự cũng đã được bố mẹ tôi chọn sẵn vài mối. Họ đều là những cô gái con nhà khá giả nổi tiếng trong vùng.

Thế nhưng tôi mới là người quyết định bạn đời của mình. Tôi đã kết hôn với mối tình đầu và cũng chính là người vợ hiện tại. Cá tính mạnh mẽ của cô gái phải bươn trải kiếm sống từ sớm đã tạo cho tôi nhiều hứng thú hơn so với các “tiểu thư” mà bố mẹ tôi giới thiệu.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 3

Và rồi đám cưới cũng đã diễn ra, bố mẹ tôi cũng vui vẻ chấp thuận. Tuy nhiên theo thời gian, chính tư tưởng của tôi lại lung lay dữ dội. Trong đám bạn cùng lứa, chúng nó liên tục khoe khoang. Có đứa được nhà vợ hỗ trợ cả trăm triệu vốn làm ăn, có đứa được cho hẳn một chiếc ô tô để tiện cho con về thăm ông bà ngoại.

Tôi thực sự đã suy nghĩ rất nhiều về quyết định của mình. Giá như nghe lời mai mối của bố mẹ, có lẽ tôi đã không phải chịu quá nhiều gánh nặng tài chính như hiện tại. Những ẩn ức đó cứ luẩn quẩn trong đầu và đã khiến tôi mắc sai lầm lớn.

Trong một lần về nhà ngoại ăn cơm tối, tôi nhận cuộc điện thoại của thằng bạn mời đi ăn mừng được bố mẹ vợ cho căn chung cư. Nó lấy vợ là con một nên rất được chiều chuộng. Sau khi chúc mừng bạn, tôi đã buột miệng: “Thằng này sướng thế, chả bù cho mình, đúng là bố vợ nhà người ta”.

Sau khi dứt lời tôi đã biết mình nói hớ. Không khí bữa ăn im lặng một cách đáng sợ vô cùng. Thế nhưng, bố vợ tôi đã có cách xử lý khiến tôi thực sự nể phục. “Con cũng sướng không kém bạn đâu. Cả đời bố mẹ chỉ có tài sản lớn nhất, quý nhất chính là đứa con gái này cũng đem cho con rồi đấy thôi. Nếu con chê thì mang trả lại cho bố mẹ”, nói xong ông cười xòa lên như để giúp tôi bớt ngượng.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 4

Sau câu nói đó của bố vợ tôi đã thực sự tỉnh ngộ. Cốt lõi của một gia đình hạnh phúc chính là sự hòa hợp, là cách sống, cách nuôi dạy con cái. Từ đó tôi càng yêu thương vợ và gia đình bên ngoại nhiều hơn.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 5

Tình huống khiến tôi mất mặt nhất từ trước đến nay lại đến từ đám cưới đứa bạn thân. Tôi may mắn hơn nó khi xuất thân trong một gia đình khá giả và được bao bọc từ nhỏ.

Đám cưới của tôi cũng đã được bố mẹ bao thầu trọn gói. Công việc duy nhất của tôi là mặc đẹp và cười tươi trước mặt quan khách. Chính vì thế tôi không thể biết được để có được một buổi lễ thành hôn phải vất vả đến nhường nào.

Tôi đến ngày vui của bạn nhưng luôn miệng chê bai. Tại sao lại chọn mẫu phông này? Tại sao không đặt cỗ ở nhà hàng này? Bây giờ ai còn đi đón dâu bằng con xe cà tàng này nữa, sao không làm con “Mẹc” mà đi cho oách?...

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 6

Đến khi vào mâm cỗ, tôi vẫn không ngừng bắt lỗi. Tôi liên tục chê bai và so sánh đồ ăn ở đây không ngon như nhiều đám cưới sang trọng khác mà tôi từng đến dự. Và rồi, đám bạn thân ngồi cùng mâm đã không khách khí. Chúng nó đã cáu gắt và không ngừng lên lớp.

“Mày thừa biết hoàn cảnh gia đình của nó rồi còn gì. Tất cả chi phí cho đám cưới này đều là tiền tiết kiệm, mồ hôi nước mắt của hai vợ chồng nó bỏ ra đấy. Đám cưới của mày, mày bỏ ra bao nhiêu tiền. Tiêu tiền của bố mẹ thì “gáy” ít thôi không trẻ con nó cười cho”, con bạn thân vốn rất nóng tính của tôi lên tiếng.

Nhóm chúng tôi chơi thân với nhau nên không hề e ngại khi góp ý. Bản thân tôi cũng đã được chúng nó chỉnh sửa nhiều lần nhưng bản tính không thay đổi. Thế nhưng sau bài học lần này, tôi đã thực sự nghiêm túc nhìn lại bản thân để sống trưởng thành hơn.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 7

Tôi đã lấy vợ được 5 năm, gia đình vợ tôi đều là dân kinh doanh buôn bán nên rất vui tính và quý người. Chính vì thế, tôi thường xuyên lấy lý do để cùng vợ về bên ngoại ăn cơm mỗi dịp cuối tuần.

Lần nào chúng tôi về nhà vợ cũng được tiếp đón rất nhiệt tình. Bố mẹ vợ tôi có 3 cô con gái. Tôi lấy cô chị cả, cô thứ 2 thì lấy chồng xa còn cô út đang đi du học. Bởi vậy bố mẹ vợ tôi rất thèm không khí quây quần và tiếng cười đùa của trẻ con.

Tôi chẳng khác nào thượng khách khi về nhà vợ. Từ lúc dựng xe vào đến lúc lấy xe về, tôi không phải đụng vào bất kỳ việc gì. Cơm nước lúc nào cũng tinh tươm và thậm chí mẹ vợ còn gọi điện trước xem thích ăn món gì để chuẩn bị. Lúc ăn xong vợ tôi sẽ là người rửa bát, mẹ vợ lau dọn còn bố vợ đi pha nước trà.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 8
Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 9

Tôi chỉ việc rung đùi ngồi chơi điện thoại hoặc xem hoạt hình cùng lũ trẻ. Tôi sẽ mãi không tỉnh ngộ nếu như hôm đó nhà vợ tôi không đón ông chú họ lên chơi. Ông ngồi nhìn tôi ung dung cầm điện thoại để bố vợ rót nước trà mời cả chú và tôi nên đã lên tiếng.

“Cậu này là khách ở đâu đến đây chơi thế?”. Bố vợ tôi lại tưởng ông chú lớn tuổi nên nhầm lẫn, liền giải thích: “Nó là thằng B, chồng đứa lớn nhà cháu đấy ông ơi, trước nó chả về quê mấy lần rồi còn gì”.

Ông chú họ đáp lời: “Hóa ra là anh rể quý. Tại tôi thấy anh ấy ngồi rung đùi để bố đi pha nước nên tưởng là khách ở đâu đến chơi. Tôi nhầm, tôi xin lỗi nhé”.

Đến lúc này tôi mới nhận ra ông chú họ có ý trách mình để bố phải pha nước. Đáng ra đây phải là việc của bề dưới. Tôi đã quá vô tâm còn bố vợ tôi cũng xuề xòa dễ tính nên chuyện này đã tồn tại suốt bao năm qua. Tôi đã xin lỗi và không còn để thói xấu này tái diễn.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 10

Chuyện thừa kế tài sản từ bố mẹ luôn hết sức nhạy cảm và tế nhị. Tôi đã nhận được một bài học quý giá sau khi không muốn vợ mình phải chịu thiệt thòi.

Tôi là trai thành phố, lấy vợ ở quê cách chừng hơn 100km. Gia đình vợ rất nề nếp gia giáo và có thói quen sống theo nếp cũ. Mỗi lần có cỗ bàn, bố vợ tôi đều tận dụng để họp gia đình bởi mỗi đứa mỗi nơi không có nhiều dịp sum vầy.

Trong ngày giỗ cụ mới đây, bố vợ tôi lại bất chợt nói đến chuyện chia thừa kế. Ông bà giờ cũng rất văn minh nên muốn công khai mọi chuyện để tránh sau này các con rơi vào cảnh vì quyền lợi mà ảnh hưởng đến tình nghĩa anh em.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 11

Vợ tôi là con gái út, trên cô ấy còn 2 anh trai. Anh cả thì đang ở cùng bố mẹ còn anh thứ 2 phải đi vùng kinh tế mới, vài năm mới có dịp về quê. Lần này có mặt đông đủ các con, bố mẹ vợ tôi muốn nói rõ ý định của mình.

Tôi là phận rể, lại còn rể út đáng ra không được tham dự nhưng ông bà quý và coi tôi như con trai. Thế nhưng vì có phần sốt ruột cho quyền lợi của vợ bởi tư tưởng ở nông thôn vẫn thường trọng nam khinh nữ, tôi đã nhanh nhảu đưa ra ý kiến.

“Bố mẹ không phải suy nghĩ làm gì nhiều cho đau đầu. Xã hội bây giờ nam nữ bình đẳng, con trai cũng như con gái nên cứ chia đều thành 3 phần cho nhanh ạ”, tôi thay bố mẹ vợ chia tài sản.

Đúng như dự đoán, hai chị dâu tôi lập tức lên tiếng. Họ có ý phản đối nhưng khéo léo bảo tôi im lặng để cho bố mẹ còn quyết định, phận dâu rể chỉ được ngồi lắng nghe thôi.

“Bố làm gì mà không biết đến chuyện nam nữ bình đẳng, con trai con gái có quyền như nhau trước pháp luật. Nhưng đây là gia đình và bố muốn đặt cái tình ở trên cái lý.

Phút thành thật: Buột miệng chê bố vợ nghèo, cách ông phản ứng khiến tôi day dứt mãi - 12

Trong 3 đứa, anh thứ 2 khó khăn nhất phải tha phương cầu thực nên bố để cho nó phần nhiều hơn. Anh trưởng phải lo chuyện hương hỏa tổ tiên cũng không được tỵ với em. Còn con gái út đã yên bề gia thất, bố yên tâm là đã chọn được nhà chồng tử tế, đủ đầy.

Tài sản bố mẹ tích cóp cả đời để làm gì? Chính là để cho các con. Bố mẹ lam lũ vì không muốn đứa nào phải khổ. Nếu chia xong tài sản mà có đứa giàu thêm giàu, đứa khổ vẫn khổ thì bố mẹ thà đi làm công đức từ thiện còn hơn”, bố vợ tôi lên tiếng.

Lắng nghe lời phân tích quá thấu tình đạt lý như vậy, tôi chỉ biết im lặng và thật sự xấu hổ. Rõ ràng gia cảnh nhà tôi khá giả nhất mà còn có ý tham lam. Tôi đã nhận được bài học tình cảm anh em ruột thịt còn quý giá hơn những món quà vật chất.

Bạn đã bao giờ rơi vào những tình huống tréo nghoe như thế này trong cuộc sống, hãy gửi những chia sẻ của mình tới mail Bantrecuocsong@24h.com.vn

 

Bài viết: Huyền Anh

Nguồn ảnh: Internet - minh họa

Thiết kế: Nãm Trung Nguyên

Sự kiện: Phút thành thật
Thứ Hai, ngày 17/05/2021 00:10 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Huyền Anh ([Tên nguồn])