Ông chủ tật nguyền tiếp cận với giấc mơ đại học

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Mặc dù đã có công việc và thu nhập ổn định, nhưng chàng trai tật nguyền Lê Xuân Bách vẫn quyết tâm đến với giảng đường đại học bằng một nghị lực phi thường.

Nghị lực phi thường của chàng trai tật nguyền

Những ngày này, sĩ tử, phụ huynh và những người dân sống quanh Học viện Bưu chính Viễn thông không khỏi ngỡ ngàng và xúc động trước hình ảnh người đàn ông cõng một chàng trai với vẻ mặt khôi ngô tuấn tú đến tham gia thi đại học.

Người đàn ông đó là Lê Văn Hồng và chàng trai mà bác Hồng cõng hàng ngày là Lê Xuân Bách (SN 1992), một trong những thí sinh đặc biệt của kỳ thi đại học năm nay.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tổ (Lâm Thao, Phú Thọ), khi còn nhỏ, Bách không may đã mắc phải căn bệnh teo cơ hiếm gặp. Căn bệnh khiến cho chân tay của em rất yếu và không thể tự mình đi lại được. Mặc dù đi khám và điều trị ở khắp nơi nhưng căn bệnh không hề thuyên giảm, cũng từ ngày đó, tay chân Bách cứ thế yếu dần đi.

Không được vận động như những đứa trẻ khác, cơ thể Bách giống như một thân cây bị cớm nắng, cho đến nay, khi đang ở cái tuổi thanh niên trai tráng, Bách cũng chỉ nặng chưa đầy 40 kg.

Ông chủ tật nguyền tiếp cận với giấc mơ đại học - 1

Theo lời kể của cha Bách, bác Lê Văn Hồng, từ khi còn nhỏ, Bách không may đã mắc phải căn bệnh teo cơ hiếm gặp. Căn bệnh khiến cho chân tay của em rất yếu và không thể tự mình đi lại được. Mặc dù đi khám và điều trị ở khắp nơi nhưng căn bệnh không hề thuyên giảm.

Ngồi nhìn cậu con trai dường như lúc nào cũng là bé bỏng của mình, bác Hồng cho biết, do thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa nên Bách dành rất nhiều thời gian cho việc học, chính vì vậy suốt những năm học phổ thông em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Tuy ít có thời gian giao lưu cùng bạn bè nhưng Bách lại được các bạn cùng lớp rất quý và nể phục bởi tính vui vẻ, lạc quan và luôn tin vào cuộc sống.

Suốt 12 năm phổ thông, mặc dù có phải vất vả cõng con đi học nhưng mỗi khi nhìn thấy kết quả học tập và nụ cười của Bách, tôi lại thấy tan hết mệt nhọc” – bác Hồng hãnh diện khi kể về Bách.

Ông chủ tật nguyền vượt vũ môn trên đôi chân người khác

Mặc dù căn bệnh quái ác làm cho Bách thiệt thòi rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng điều đó không làm nhụt đi ước mơ được ngồi trên giảng đường Đại học của Bách.

Ông chủ tật nguyền tiếp cận với giấc mơ đại học - 2

Từ bé, Bách đã thích học vẽ, nhưng căn bệnh quái ác khiến cho đôi tay của em ngày càng trở nên cong và nét vẽ cũng dần dần không còn đẹp như trước nữa.

Từ bé, Bách đã thích học vẽ, nhưng từ khi mắc bệnh, đôi tay của em ngày càng trở nên cong và nét vẽ cũng dần dần không còn đẹp như trước nữa. Không tự vẽ được nữa nên hết cấp 2, Bách  được bố mẹ  mua cho một bộ máy tính, từ đó, Bách đã tự học tin học văn phòng và tập vẽ trên máy tính.

Học hết lớp 12, Bách nghỉ ở nhà, tự tìm tòi và tham gia học một lớp sửa chữa điện thoại di động. Quả thật, ông trời không lấy đi của tất cả. Tuy không làm được việc nặng nhưng Bách lại có một đôi tay cực kỳ khéo léo, công thêm với tố chất thông minh và sự chăm chỉ, Bách đã mở được một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động của riêng mình ở quê nhà và được rất nhiều người ủng hộ.

Nhưng niềm đam mê về công nghệ, cũng như khát khao được bước đến giảng đường đại học vẫn như một ngọn lửa cháy âm ỉ trong  con người Bách và khi ngọn lửa đó bùng lên cũng là lúc Bách quyết tâm ứng thi vào khoa Công nghệ Đa phương tiện của Học viện Bưu chính viễn thông Hà Nội.

“Em nó muốn thì tôi cũng ủng hộ thôi! Tôi tin Bách sẽ thực hiện được ước mơ vì đấy là sự lựa chọn của một người đàn ông chứ không phải là của một học sinh vừa rời ghế nhà trường!” – bố của Bách thể hiện rõ niềm tin vào con trai.

Ông chủ tật nguyền tiếp cận với giấc mơ đại học - 3

Khá khiêm tốn nhưng chàng trai khôi ngô Lê Xuân Bách không giấu niềm tin vào ước mơ đại học đang đến rất gần

Thật may mắn cho Bách trong đợt ứng thí đầu tiên này, sau khi vượt một chặng đường dài hơn 100km trên xe máy từ Phú Thọ về Hà Nội cùng bố, em đã được hội đồng thi ưu tiên sắp xếp cho chỗ ở tại phòng kí túc xá ngay trong khuôn viên trường để tiện cho việc đi lại.

Nhiều sinh viên tình nguyện biết hoàn cảnh của Bách đã không khỏi thán phục và thường xuyên đến trò chuyện và giúp đỡ Bách đến phòng thi.

Không phụ niềm mong đợi của mọi người, Bách làm bài khá tốt trong 2 môn thì vừa rồi. “Em không chắc chắn lắm, nhưng nếu ngày mai em cũng làm bài như hôm nay thì em nghĩ là mình sẽ đỗ đại học” – khá khiêm tốn nhưng nhìn ánh mắt vui vẻ của Bách, ai cũng có thể thấy ước mơ đại học đang đến rất gần với chàng trai tật nguyền này.

Bách cũng cho biết thêm, do không có nhiều thời gian nên cậu chỉ đăng ký thi 1 đợt này. Sau khi kết thúc môn thi cuối, 2 bố con sẽ lại lên xe máy và về quê luôn vì cửa hàng của Bách còn rất nhiều việc.

“Những ngày đi thi, có nhiều khách hàng quen mang điện thoại đến sửa. Nhưng khi biết em đi thi đại học, họ đều vui vẻ và chúc em thi tốt!” – Bách tươi cười.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Theo chân sư thầy bế sĩ tử đi thi ĐH

Nam sinh mồ côi, đi thi đại học với 500 nghìn đồng

Nữ sinh xinh đẹp làm xe ôm miễn phí

Sĩ tử 15 năm bò trên đất viết chữ đẹp như in

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Phú - Việt Linh (Infonet)
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN