Ông bố đi ăn cỗ nhét tôm túi quần để phần cho con và câu chuyện rơi nước mắt

Tuổi thơ của không ít người từng ngong đứng ngong ngồi bố mẹ đi ăn cỗ đem phần về.

Ông bố đi ăn cỗ nhét tôm túi quần để phần cho con và câu chuyện rơi nước mắt - 1

Hình ảnh ông bố đi ăn cỗ lấy phần về cho con "gây bão" dân mạng 

Hình ảnh chiếc túi bóng nhỏ đựng tôm cột vào thắt lưng ông bố đi ăn cỗ lấy phần về cho con gây xúc động mạnh trong cộng đồng mạng. Chẳng cần gì lớn lao, chỉ một góc ảnh nhỏ cũng gợi lên ký ức tốt đẹp của nhiều người.

Với nhiều vùng quê, đi ăn cỗ lấy phần là một phong tục. Những người đại diện cho gia đình đi ăn cỗ thường nghĩ đến con cháu ở nhà bởi, có miếng ngon chẳng ai lỡ ăn một mình. Với đứa trẻ được ăn phần cỗ ấy, đôi khi đó không chỉ là “miếng ngon” mà còn cảm nhận được tình yêu thương ông bà, cha mẹ dành cho mình.

Khánh Hằng chia sẻ, thuở nhỏ, hễ thấy ông bà sắp đi ăn cỗ là cô lại mừng rỡ, ngóng trông bởi biết chắc sẽ có phần đem về. Cỗ quê thời xưa chẳng mấy thịnh soạn, phần đem về đôi khi chỉ là nắm xôi nhỏ với vài miếng thịt lợn luộc, cô cũng cảm thấy rất ngon miệng.

Đến giờ đã 25 tuổi, Khánh Hằng vẫn được ông bà lấy phần mỗi khi đi ăn cỗ. Thuở nhỏ nhìn gói phần thấy ngon nhưng bây giờ cô lại thấy thương bởi, cuộc sống chẳng thiếu thốn thứ gì nhưng ông bà vẫn giữ thói quen gói ghém, đem về cho con cháu.

“Nhiều khi đi ăn cỗ, ông bà cố tình không ăn để có phần đem về nhà. Ví dụ như mâm cỗ có 12 con tôm, bà lại đem về những 2 con thì hết phần mình rồi còn gì nữa. Bao lần mình bảo: “Bà đi ăn cỗ cứ ăn no đi, cái gì thừa hãy đem về cho cháu” mà bà vẫn không nghe. Nhìn ít xôi thịt khi thì gói trong cái khăn mùi xoa, khi thì gói vào túi đựng giấy ăn mà thương ông bà quá đỗi”, Hằng chia sẻ.

Ông bố đi ăn cỗ nhét tôm túi quần để phần cho con và câu chuyện rơi nước mắt - 2

Hình ảnh đời thường cũng khiến nhiều người cay mắt 

Phạm Hương thì hay được bố lấy phần. Khi còn nhỏ, cô xem đó là chuyện thường tình bởi lần nào cũng vậy, cứ đi đám cưới, đám giỗ hay đám khánh thành nhà về là bố đều dúi vào tay cô bọc nhỏ đồ ăn. Đôi khi chỉ là quả trứng hay miếng giò cô cũng đều rất thích.

Lớn lên rồi, Hương mới biết thế nào là tình thương của bố khi nhìn những gói phần. Đàn ông đi đám thường có chén rượu, cốc bia với người ngồi cùng mâm, cô không hiểu bố mình tranh thủ lấy phần vào lúc nào khi mâm cỗ toàn đàn ông như thế.

“Có lần mình cầm túi phần mà ngây thơ hỏi: “Toàn các ông, các chú ở đó, bố lấy thức ăn kiểu gì”. Bố mình chỉ cười  gượng chứ không nói gì. Kể từ đó về sau, mỗi khi đem phần về bố đều bảo: “Cô Hạo, bác Thoa… lấy cho đấy. Ăn đi”. Mình hối hận vô cùng và càng thương bố hơn bao giờ hết”, Hương kể lại.

Phần cỗ Hữu Thọ được mẹ lấy cho mỗi khi đi đám đều rất đặc biệt. Đó là… lon nước ngọt. Khi xưa, mỗi khi đòi mua nước ngọt anh thường bị mẹ rầy la là thói quen xấu, hại sức khỏe. Thế nhưng, hễ đi ăn cỗ về, anh đều được mẹ cho một lon nước và hoàn toàn không hề nhắc đến chuyện sức khỏe như trước đó.

Hữu Thọ cũng biết, lon nước đó là phần của mỗi người trong mâm, mẹ anh cố tình không uống để dành cho con. Đến giờ khi đã ngoài 30 tuổi, anh vẫn được mẹ đưa cho lon nước ngọt mỗi khi đi đám cỗ về.

“Đôi khi mình trêu: “Mẹ sợ nước độc hại nên cho con đấy hả?”, mẹ lại giả vờ mắng: “Vẽ chuyện. Uống ít không sao”. Mình biết, ngày xưa mẹ không có tiền mua nước ngọt chứ chẳng phải sợ nó độc hại gì”, Hữu Thọ chia sẻ.

Ông bố đi ăn cỗ nhét tôm túi quần để phần cho con và câu chuyện rơi nước mắt - 3

Câu chuyện anh trai đi ăn cưới lấy phần tôm về cho em gái từng "gây bão" dân mạng 

Câu chuyện đi ăn cỗ lấy phần vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều. Nhiều người phán xét hành động này là vô duyên, mất lịch sự. Có người còn mỉa mai: “Mâm cỗ 6 người mà 5 người lấy phần bỏ túi thì mâm cỗ còn gì để ăn nữa? Thật không biết nghĩ gì…”.

Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng đó chỉ là đánh giá phiến diện. Đối với chuyện đi ăn cỗ lấy phần nên nhìn ở góc độ phong tục và có cái nhìn tích cực hơn.

Hoàng Bích cho rằng, phần cỗ lấy về không chỉ là miếng ăn mà còn là tình yêu thương ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Hơn nữa, đó là tục lệ của nhiều nơi, người đi ăn cỗ chỉ ăn cơm, canh, rau xào… còn những thứ như tôm, cua, gà thường để riêng và chia phần đều cho từng người.

“Ở quê mình chủ nhà còn để sẵn túi bóng ở mâm cho mọi người có cái đựng đồ. Nhà bếp chủ động sắp cỗ có 2 phần là những món nóng và món nguội. Thường người đi ăn cỗ chỉ ăn món nóng, còn món nguội như xôi, gà, giò, tôm, thịt thì để dành chia nhau đem về cho con cháu. Thế là miếng ngon cả nhà ai cũng được ăn”, Bích nói.

Phương Thu nói, mỗi người con nên cảm thấy hạnh phúc khi có người cha, người mẹ giàu tình yêu thương như vậy thay vì chế giễu hay cười cợt.

“Cuộc sống là thế, có miếng ngon cha mẹ đều nhớ đến con cái, có gì đâu mà bàn luận. Bố mình đây, đi ăn cỗ về khi nào cũng phải có quả trứng lộn, miếng giò cho 3 đứa con. Mà không phải đúc vào túi cẩn thận đâu, toàn lôi từ túi quần ra”, Thu chia sẻ.

Ngọc Đức cho rằng, với việc khách đi ăn cỗ lấy phần thì ngay cả gia chủ cũng hết mực ủng hộ. Bởi lẽ, cỗ đã nấu chín nếu không có người ăn giúp thì vừa lãng phí vừa mất công dọn dẹp. Việc lấy phần cỗ thừa trên mâm cũng không hề khiến chủ nhà phát sinh thêm chi phí cỗ bàn.

Đi ăn cỗ lấy phần. 
Bạn nghĩ sao về việc đi ăn cỗ lấy phần?

Con gái đưa bạn trai 70 tuổi về ra mắt và phản ứng bất ngờ của ông bố

Cô con gái chỉ mới 22 tuổi đã vô cùng lo lắng và không biết thái độ của bố mình ra sao khi thấy cô dẫn về một người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN