Niềm đam mê cầm cọ vẽ mỗi ngày của chàng hoạ sĩ trẻ
Tốt nghiệp cả hai trường đại học, với ước mơ giản đơn được cầm cọ vẽ mỗi ngày. Vậy nhưng, trên hành trình đến với nghệ thuật, Nguyên Tồ từng gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên Tồ hay còn có tên thật là Nguyễn Bá Nguyên (sinh năm 1994), hiện đang là họa sĩ tự do.
Nguyên Tồ hay còn có tên thật là Nguyễn Bá Nguyên (sinh năm 1994), hiện đang là họa sĩ tự do. Đam mê với nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ, niềm đam mê và ước mơ của Nguyên mỗi ngày đơn giản chỉ là được cầm cọ vẽ. Với Nguyên, các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra đều là một đứa con tinh thần của người hoạ sĩ, nó chính là sự gửi gắm tâm tư, cảm xúc mà tác giả đặt vào.
Con đường đến với nghệ thuật của Nguyên từng trải qua rất nhiều khó khăn. Từ nhỏ, Bá Nguyên đã vô cùng yêu thích và có niềm say mê lớn với hội họa. Biết đến trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, khi vẫn đang theo học tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương. Được nghe về những tượng đài hội hoạ, như hai bộ tứ nổi tiếng của thời Đông Dương qua lời kể của những người bạn, đàn anh trong trường, những câu chuyện hội hoạ đó cứ miên man cuốn hút Nguyên. Cũng từ đó, trong Nguyên luôn nuôi hy vọng sẽ cố gắng thi vào trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam – một nơi mơ ước của bao người yêu hội họa.
Đam mê với nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ, niềm đam mê và ước mơ của Nguyên mỗi ngày đơn giản chỉ là được cầm cọ vẽ.
Bá Nguyên chia sẻ: “Để thi vào trường thật sự rất khó và yêu cầu cao. Mình cũng cố gắng ôn luyện 3 năm ở Nhạc hoạ, quyết tâm để thi sang bên Yết Kiêu, nhưng khi đó, cũng đúng vào giai đoạn gia đình mình gặp phải khó khăn. Bố mình khi đó bệnh nặng, phải nằm viện một thời gian dài, mẹ mình khi ấy cũng chỉ muốn bản thân mình học xong ở trường cũ, rồi xin việc, đi dạy ở một ngôi trường nào đó, có một công việc ổn định”.
Tốt nghiệp hai trường đại học về nghệ thuật, tuy nhiên, trên con đường hành trình đến với đam mê, Nguyên Tồ từng gặp rất nhiều khó khăn.
Vốn gia đình trước đó không có ai theo nghệ thuật, vậy nên, việc theo đuổi đam mê với Nguyên lại càng khó hơn. Mẹ anh sợ rằng, học nghệ thuật sau này sẽ bấp bênh, gia đình khi đó lại đang khó khăn, làm ăn thua lỗ, bản thân bố lại đang bị bệnh, việc học tiếp khi ấy với Nguyên là một điều xa vời. Những câu nói của mẹ đã khiến Nguyên suy ngẫm rất nhiều, từ đó, anh cũng không còn ý định muốn thi nữa. Cho đến 2 năm sau trước khi bố Nguyên mất, bố anh vẫn mong muốn, anh có thể theo đuổi được ước mơ. Cùng những lời động viên của bạn bè, cuối cùng, mẹ Nguyên đã đồng ý cho anh đi thi. Với điều kiện, nếu Nguyên không thi đỗ sẽ cần tiếp tục học ở trường cũ và kiếm một công việc ổn định để đi làm.
Khó khăn nối tiếp khó khăn, đã có lúc Nguyên từng từ bỏ mơ ước, nhưng sau khi nhận được sự ủng hộ từ bố và bạn bè, một lần nữa ước mơ trong Nguyên được thắp sáng.
Sau bao công sức khổ luyện, Bá Nguyên đỗ vào trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Khi đó, cũng là thời điểm Nguyên đang học năm cuối tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương. Và một lần nữa, Nguyên lại gặp phải khó khăn, khi cân bằng việc học giữa 2 trường.
Bá Nguyên chia sẻ: “Học song song rất vất vả. Mình đã tưởng như, những kiến thức bên này mình học được khá tốt, nhưng khi qua trường thì mình vẫn như một con số 0. Bị các thầy vùi dập, có khi, thầy mất cả một năm không buồn chỉ bài vì mình vẽ dở tệ. Nhưng, cũng chính nhờ những người thầy đó mình mới có được ngày hôm nay. Có thể nói, được vẽ đã là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với mình, vẽ là sự tự do”.
Và sau bao công sức khổ luyện, Bá Nguyên đã thi đỗ vào ngôi trường mình hằng mong ước. Trên con đường theo đuổi sự nghiệp, Nguyên cũng đã đóng góp nhiều tác phẩm hội họa có giá trị.
Trên con đường theo đuổi sự nghiệp, Nguyên cũng đã đóng góp nhiều tác phẩm hội họa có giá trị. Anh từng đạt giải Khuyến khích Triển lãm sinh viên mỹ thuật Việt Nam và tham gia vào triển lãm nhóm Nhìn và Thầy. Phong cách vẽ của Nguyên hướng đến là chủ nghĩa hiện thực.
Với Nguyên, các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra đều là một đứa con tinh thần của người hoạ sĩ, nó chính là sự gửi gắm tâm tư, cảm xúc mà tác giả đặt vào.
Có thể nói, với Nguyên, việc theo đuổi “thuần vẽ” mà không có thêm một công việc nào khác sẽ rất khó khăn với người họa sĩ. Nhưng, nếu làm thêm một công việc khác thì bản thân anh cũng không thể vẽ, vì đầu óc sẽ bị sao nhãng. Bên cạnh đó, sau khi ra trường, việc bán được một bức tranh cũng không phải là dễ dàng, mà vẽ khi đó với Nguyên cũng chỉ là để thoả mãn bản thân mình. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có lẽ đối với Bá Nguyên cũng như nhiều hoạ sĩ trẻ khác, khó khăn nhất về hội hoạ chính là đi tìm bản thể cá nhân của mình, cái tôi cá nhân của bản thân.
Trải qua bao thăng trầm, Bá Nguyên vẫn luôn trên hành trình đi tìm bản thể cá nhân mình, cái tôi cá nhân của bản thân, hoàn thiện bản thân hơn, và vẽ khi là chính mình.
Và dự định sắp tới của Nguyên, đó chính là làm việc và làm việc, để đi tìm cái tôi của chính bản thân mình, hoàn thiện bản thân hơn và vẽ khi là chính mình chứ không phải là một bản thể nào khác. Cái Nguyên đang theo đuổi chính là cuộc sống, con người nông thôn, tất cả những phong cảnh đó cũng chính là nơi anh sinh ra, lớn lên và dành tình yêu cho nó.
Tính chất công việc phải tự làm đạo cụ, phục trang phục vụ cho một sân khấu kịch, Nguyễn Trọng Tín (27 tuổi, quê Đăk Lăk) đã dần bén duyên với thiết kế phục trang, đạo...
Nguồn: [Link nguồn]