Đây là lý do khiến nhiều người bị ghét cay ghét đắng nơi làm việc
Các chuyên gia khuyến cáo nhân viên văn phòng cần cân nhắc hành vi của họ để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới đồng nghiệp.
1. Đi làm muộn: “Điều chuyên nghiệp nhất cần thực hiện là đi làm đúng giờ, sẵn sàng làm công việc đã sắp xếp”, Rosalinda Oropeza Randall, chuyên gia về phép lịch sự và nghi thức, cho biết.
2. Đến họp muộn 10 phút: Tương tự như đi làm muộn, việc đến muộn trong các cuộc họp cho thấy rằng bạn không tôn trọng đồng nghiệp và người tổ chức cuộc họp. “Khiến người khác phải chờ có thể bị coi là khiến nhã hay ngạo mạn”, chuyên gia Randall nói.
3. Giả vờ ốm: Bạn sẽ không chứng minh được mình tận tâm với công việc, nếu bạn xin nghỉ ốm vài tuần/lần.
4. Ăn đồ nặng mùi trên bàn làm việc: Các chuyên gia khuyên nhân viên văn phòng không nên ăn trưa tại bàn làm việc, vì thói quen này không tốt cho sức khỏe và giảm năng suất làm việc. Ngoài ra, những thực phẩm nặng mùi còn ảnh hưởng tới các đồng nghiệp xung quanh.
5. Tiêu cực: Việc thường xuyên phản hồi với thái độ bị quan hay trái ngược có thể bị coi là thiếu hợp tác.
6. Hỏi quá nhiều về nhiệm vụ mới: Việc đưa ra quá nhiều câu hỏi chứng tỏ rằng bạn không thực sự muốn nhận nhiệm vụ mới hay cho thấy bạn chỉ muốn nghe bản thân nói.
7. Cẩu thả: “Thói quen cẩu thả hay vứt rác bừa bãi cho thấy sự thiếu trách nhiệm, kiêu ngạo và thiếu chín chắn”, chuyên gia Randall nói. Theo trang Haefner, nhân viên cẩu thả có thể giảm 36% cơ hội thăng tiến.
8. Lơ đãng trong cuộc họp: Nhắn tin, lướt web hay gửi thư điện tử trong giờ họp khiến mọi người, đặc biệt là người quản lý nghĩ rằng bạn không tập trung vào công việc chính.
9. Ngắt lời người khác: “Việc ngắt lời đồng nghiệp hay những người khác cho thấy rằng bạn không tôn trọng hay kiên nhẫn”, chuyên gia Randall cho biết.
10. Tỏ vẻ biết tất cả mọi thứ: Theo chuyên gia Randall, việc đưa ra những bình luận như thể bạn biết hết mọi thứ chắc chắn khiến đồng nghiệp khó chịu.
11. Khoe khoang: “Việc chia sẻ những điều tốt lành xảy đến với bạn có thể khiến đồng nghiệp dễ hiểu nhầm rằng bạn đang khoe khoang”, chuyên gia Randall nói.
12. Chải tóc tại bàn làm việc: Trong phần lớn lĩnh vực, hành động chải tóc tại nơi làm việc khiến đồng nghiệp khó chịu. Bạn nên làm việc này trong phòng vệ sinh.
13. Lười vệ sinh cá nhân: Nếu bạn muốn chứng tỏ thái độ nghiêm túc trong công việc, thì vệ sinh cá nhân và cách ăn mặc đóng vai trò rất quan trọng.
14. Bàn chuyện cá nhân: “Nơi để bàn về những câu chuyện riêng tư là ở ngoài văn phòng làm việc”, chuyên gia Vicky Oliver cho biết.
15. Bàn về các vấn đề chính trị: Bạn có thể bước qua “ranh giới đỏ” khi đưa các vấn đề chính trị vào nơi làm việc. Bởi vì chúng có thể gây sự chia rẽ trong công ty.
16. Tính thọc mạch: “Có sự khác nhau giữa tính tò mò và thọc mạch”, chuyên gia Oliver. “Tò mò là khi bạn hỏi người quản lý ai là nhân viên mới, trong khi tính thọc mạch là khi bạn xem trộm hồ sơ của sếp để biết mức lương của đồng nghiệp".
17. Nói chuyện trong phòng vệ sinh: Đây không phải là nơi phù hợp để mọi người nói chuyện vì nó bị coi là khiếm nhã và mất vệ sinh.
18. Gửi email cầu thả: Thói quen này bao gồm không ghi tiêu đề tới lựa chọn gửi “khẩn cấp” đối với nội dung bình thường, không đúng định dạng,… có thể khiến đồng nghiệp hiểu nhầm.
19. Xin chữ hay ủng hộ: Phần lớn các công ty không khuyến khích hay cấm hoạt động này tại văn phòng, đặc biệt là trong thời gian làm việc.
20. Say xỉn tại nơi làm việc: Một số nhân viên uống bia trong các buổi liên hoan hàng tuần và trở nên say xỉn. Thói quen này hoàn toàn không tốt vì nó ảnh hưởng tới năng suất làm việc và các đồng nghiệp xung quanh.
21. Bình luận về ngoại hình của người khác: Đồng nghiệp có thể nghĩ bình luận của bạn về ngoại hình của họ là quấy rối và phân biệt đối xử.
22. Quá ồn ào: Khi bạn mở nhạc to trong khi những người khác đang tập trung làm việc hay nói chuyện quá to khiến cả văn phòng nghe thấy, đồng nghiệp sẽ nghĩ bạn là một trong những điều phiền phức nhất trên trái đất.
23. Nói chuyện cá nhân trên điện thoại: Nói chuyện hay nhắn tin với bạn bè và gia đình trong giờ làm việc bị coi là thiếu chuyên nghiệp và có thể nhận hình phạt từ công ty.
24. Lập bè phái: “Cách tốt nhất là thân thiện với tất cả mọi người”, chuyên gia Oliver nói. “Điều này giúp bạn chứng minh rằng mình có khả năng làm việc nhóm”.
25. Chiếm dụng không gian của người khác: Mỗi nhân viên có một không gian làm việc nhất định và việc bị đồng nghiệp chiếm dụng dù ít hay nhiều cũng khiến họ cảm thấy không thoải mái.
26. Chửi thề: “Việc sử dụng từ nghĩ không đúng đắn không chỉ là thói quen xấu mà còn bị coi là thiếu chuyên nghiệp tại nơi làm việc”, chuyên gia Randall nói.
27. Thể hiện thói quen lo lắng: Lắc chìa khóa, gõ bút, rung chân, kiểm tra điện thoại liên tục, nhai kẹo cao su, cắn móng tay,…là những thói quen lo lắng có thể khiến đồng nghiệp của bạn mất tập trung.
28. Tránh các sự kiện xã hội: Khi bạn xấu hổ hay cảm thấy cần làm việc khác hơn, không tham dự các sự kiện do công ty tổ chức, từ chối ăn trưa cùng đồng nghiệp,…có thể khiến bạn bị coi là khó gần, kiêu ngạo, không hợp tác.
Hình ảnh một bà mẹ đang làm việc vẫn cho cặp song sinh bú khiến dân mạng chú ý.