Những câu nói viral "cửa miệng" gây sốt mạng xã hội năm 2023
Nhiều câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại "viral" khắp mạng xã hội 1 thời gian dài thậm chí sang năm 2024 vẫn được nhiều người sử dụng.
Năm 2023, chúng ta biết đến hàng loạt các từ, cụm từ, câu nói viral thông qua các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook… Tận dụng điều đó, nhiều người nổi tiếng, những người làm công việc sáng tạo nội dung số hay bán hàng online cũng bắt trend, sử dụng những câu nói viral và nhanh chóng thu hút về hàng triệu lượt xem.
Dưới đây là những câu nói viral trên mạng xã hội năm 2023.
Đúng nhận sai cãi hộ cô
Câu nói viral năm qua chúng ta không thể không nhắc đến chính là “Đúng nhận sai cãi hộ cô”. Câu nói xuất phát từ một người tự nhận mình là cô đồng bổ cau, có thể bói xem chuyện quá khứ và tương lai của một người.
"Đúng nhận sai cãi hộ cô" được nhiều người nổi tiếng cover. Ảnh: Công thương
Trong đoạn clip dài 10 phút, câu nói được người phụ nữ nhắc đi nhắc lại và trở thành điểm nhấn, khiến cư dân mạng thích thú và nhiều người nổi tiếng đã sử dụng câu nói này trong clip, tung lên các nền tảng mạng xã hội.
Flex
Theo từ điển Cambridge, “flex” là một từ lóng, để thể hiện việc bạn tự hào hay vui vẻ về những gì bạn đã làm được hoặc bạn sở hữu và thường khiến người khác khó chịu.
Đến tháng 7/2023, trào lưu “flex” bắt đầu rầm rộ trong các hội nhóm, trên các mạng xã hội. Thậm chí với trào lưu này đã xuất hiện nhóm “Flex đến hơi thở cuối cùng”. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhóm có hơn 1 triệu người tham gia, số lượng bài viết ngày càng nhiều.
Cầu thủ Huỳnh Như flex về số lượng bóng vàng đã đạt được. Ảnh: Công thương
Giống như tên gọi, các bài viết là sự chia sẻ, kể về hành trình của bản thân và khiến độc giả cảm thấy ấn tượng nhưng không kém phần hài hước.
Các câu chuyện trong nhóm có thể kể về thành tích học tập, sự phấn đấu không ngừng, câu chuyện về những bức ảnh triệu like, video triệu người xem hay khoe dòng dõi…từ những người nổi tiếng đến những người bình thường.
Over hợp
Không những vậy, từ chương trình Rap Việt cũng nổi lên những câu nói viral, một trong số đó phải kể đến phát ngôn “over hợp” huấn luyện viên Rap Thái VG (Ngô Thái Minh).
Phát ngôn “over hợp” của huấn luyện viên Rap Thái VG nổi rần rần trên mạng xã hội. Ảnh: Công thương
Vì lớn lên ở Mỹ nên Thái VG không thành thạo tiếng Việt nhưng khi tham gia chương trình và đảm nhận vai trò huấn luyện viên ở Rap Việt, anh luôn cố gắng diễn đạt ý mình cho các thí sinh và khán giả. Từ đây, nhiều câu nói và cụm từ kết hợp tiếng Anh - tiếng Việt ra đời.
Trong đó nổi đình nổi đám nhất là “over hợp” (tức là rất hợp) thường được Thái VG dùng để nhận xét các thí sinh có phù hợp về team mình hay không. Chính cách dùng từ này đã khiến khán giả, đặc biệt những người theo dõi chương trình phải trầm trồ, thích thú.
Ăn nói xà lơ
Ngoài ra, "Ăn nói xà lơ" cũng là cụm từ đã xâm chiếm mạng xã hội một thời gian. Cụm từ được các Gen Z dùng để chỉ việc nói không đúng sự thật, hoặc một nhận định không chuẩn, không có giá trị. Một bạn trẻ chưa tìm hiểu kỹ lưỡng, chưa hiểu rõ vấn đề mà đã nhanh mồm, nhanh miệng phát biểu có thể bị bạn bè phán là "ăn nói xà lơ".
Khởi nguồn của câu nói này là từ một đoạn clip livestream bán hàng được lan truyền trên TikTok. Bé gái con nữ chủ shop thốt lên những lời không hay và bị mẹ chấn chỉnh bằng câu “Ăn nói xà lơ! Sao con nói dị!?” với giọng điệu hài hước. Chưa dừng lại ở đó, câu nói hot trend vẫn được nhiều bạn trẻ sử dụng trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.
Mãi mận mãi keo
"Mãi mận" là cách gen Z nói lái cụm từ "mãi mặn mà". "Mãi keo" là từ ghép do gen Z biến tấu, trong đó keo là chất kết dính. Nghĩa của cụm từ "mãi keo" là dính mãi vào nhau, thân thiết nhau không tách rời.
Cả cụm từ ghép “mãi keo mãi mận” có thể hiểu đơn giản là mối quan hệ tình cảm mãi mãi gắn bó, bền chặt, không thể nào tách rời.
Gwenchana
Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, “Gwenchana” có lẽ đã quá quen thuộc.
Khi được hỏi “Bạn có ổn không?”, nếu muốn trả lời "tôi ổn", "tôi không sao" thì bạn có thể nói "Gwenchana". Tuy nhiên, giới trẻ đã biến tấu và khiến thuật ngữ này trở nên thú vị hơn rất nhiều, thậm chí tạo ra những đoạn nhạc ngắn, nghe rất vui tai.
Gwenchana nổi lên trên TikTok từ clip của một chàng trai. Ảnh: Công thương
Thuật ngữ này trở thành từ khóa gây bão khắp mạng xã hội nhờ vào clip của một anh chàng gen Z trên TikTok. Người này đăng video quay cảnh vừa khóc vừa liên tục lặp lại "gwenchana". Mặc dù nói "tôi ổn" nhưng biểu cảm buồn bã, cam chịu như muốn chứng minh thực sự bản thân hiện tại không ổn chút nào.
Dễ dàng thấy, ngôn ngữ của gen Z hiện nay được biến tấu rất đa dạng, thú vị và không theo bất kỳ quy tắc nào cả, từ việc nói ngọng, nói lái, hoặc sự kết hợp giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Không chỉ trở nên viral, tạo trend trên mạng xã hội mà những cụm từ, câu nói đó cũng mang đến niềm vui cho cộng đồng mạng.
Chắc chắn, với sự sáng tạo của người trẻ, trong năm 2024 tới sẽ xuất hiện nhiều cụm từ, câu nói viral hơn trên các nền tảng mạng xã hội.
Elm
Đây là cách đọc lái, điệu đà và có phần trêu ghẹo hơn của từ “em”. Từ này viral bắt nguồn từ một đoạn clip khi hot girl Salim quay lại khoảnh khắc đời thường hài hước, vui vẻ của chồng. Ông xã Salim liên tục hỏi vợ: “Ăn nhãn không elm”, “Đi chơi không elm”, “Elm đi đâu đấy elm”,... và từ đó “elm” trở thành một “hệ tư tưởng” xâm chiếm MXH.
Cả trường quay cổ vũ rầm rộ khi "Elm" trở thành Cụm từ lóng của năm. Ảnh: Phụ nữ số
Minh chứng cho độ phủ sóng của từ “elm” có thể kể đến như có Khoảng 2.550.000 kết quả tìm kiếm “trend elm là gì” trên Google trong 0,16 giây. Đặc biệt hơn trên TikTok, hashtag #elm lên tới 203.2M lượt xem, chưa kể các hashtag liên quan như #elmPam hay #elmlagi cũng được rất nhiều người tìm kiếm và sử dụng.
Đặc biệt, tại WeChoice Awards 2023, với lượng vote áp đảo lên tới 120,506, “Elm” đã chính thức giành chiến thắng tại hạng mục Z-Slang - Cụm từ lóng của năm, được giới trẻ yêu thích nhất.
Nguồn: [Link nguồn]
Càng "làm trò khó hiểu" hay độc lạ, thậm chí càng bộc lộ trạng thái vô tri, người livestream "mô phỏng nhân vật ảo" trên TikTok sẽ nhận được những món...