Những bài học vô cùng quý giá về cuộc sống từ loạt sách nổi tiếng (1)
Các tác phẩm văn học nổi tiếng giúp chúng ta đúc rút được nhiều bài học vô cùng quý giá về cuộc sống.
1. Thông minh không phải là điều gì đáng để xấu hổ – bài học rút ra từ bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter của nữ nhà văn J. K. Rowling.
Bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter của nữ nhà văn J. K. Rowling
2. Từ cuốn tiểu thuyết “Exit to Eden” (Khởi hành tới vườn địa đàng) của tiểu thuyết gia bí ẩn Anne Rampling, độc giả học được bài học là: Hãy thích những gì bạn thích, yêu những gì bạn yêu và ghi nhớ rằng sự khác biệt không phải là điều khiến bạn không xứng đáng hoặc không có quyền được yêu.
3. Khi một việc đã diễn ra, bạn cần học cách chấp nhận. Bạn không cần tìm lý do và bạn có thể không kiểm soát được vấn đề nhưng chắc chắn điều đầu tiên bạn cần vượt qua đó là chấp nhận vấn đề – bài học hay về cuộc sống từ “Slaughterhouse-Five” (Lò sát sinh số 5), cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhà văn Kurt Vonnegut.
4. Từ cuốn tiểu thuyết “Pride and Prejudice” (Kiêu hãnh và định kiến) nổi tiếng của nhà văn Anh Jane Austen và tác phẩm “Jane Eyre” của nhà văn nữ Charlotte Brontë, bài học đáng giá được nêu ra là: Đừng sợ hãi vì bạn không tìm ra được ngay câu trả lời. Kinh nghiệm sẽ là bài học quý giá dành cho bạn và bạn có thể tự mình tìm được hạnh phúc. Đừng dựa dẫm vào bất kỳ điều gì để tìm kiếm hạnh phúc hay một cuộc sống tốt đẹp, hãy lắng nghe lời trái tim mách bảo và tìm kiếm hạnh phúc.
Tiểu thuyết “Pride and Prejudice” (Kiêu hãnh và định kiến) nổi tiếng của nhà văn Anh Jane Austen.
5. Cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “The Giver” (Người truyền ký ức) của Lois Lowry đưa ra thông điệp: Mặc dù sự thay đổi và xung đột có thể khiến bạn khiếp sợ, cái tốt đẹp của sự lựa chọn và tình yêu vẫn luôn có thể lấn át được sự đau đớn.
6. Không bao giờ là quá trễ khi bạn cần thay đổi cuộc đời mình sang một hướng đi mới, có những sự thay đổi to lớn có thể diễn ra chỉ trong 1 ngày – bài học quý giá từ cuốn tiểu thuyết “The Count of Monte Cristo” (Bá tước Monte Cristo) của nhà văn Alexandre Dumas.
7. Từ cuốn tiểu thuyết “The Picture of Dorian Gray” (Chân Dung Dorian Gray) của nhà văn Oscar Wilde, bài học quan trọng là: Hãy buông bỏ quá khứ nhưng đừng tự huyễn hoặc bản thân rằng điều đó chưa bao giờ xảy ra.
Tiểu thuyết “The Picture of Dorian Gray” (Chân Dung Dorian Gray) của nhà văn Oscar Wilde.
8. Bài học từ tác phẩm “The Truth About Forever” (Sự thật vĩnh cửu) của nhà văn Sarah Dessen – Bạn cần học cách chấp nhận mọi thứ như nó vốn có. Cuộc sống không phải việc sống cho quá khứ hay sống cho tương lai mà nó là sống cho hiện tại.
9. Tiểu thuyết “The Hobbit” (Anh chàng Hobbit) của nhà văn J.R.R. Tolkien đã rút ra rằng: Đừng tự huyễn hoặc bản thân về những điều đã trải qua với những lý do như không biết, không thoải mái, đó có thể là một hồi ức tuyệt diệu trong cuộc sống của bạn.
10. Đừng sợ hãi khi bước chân vào đời – bài học đắt giá được truyền tải từ “The catcher in the rye” (Bắt trẻ đồng xanh), tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Mỹ J. D. Salinger.
“Đừng sợ hãi khi bước chân vào đời” – bài học đắt giá được truyền tải từ tiểu thuyết “The catcher in the rye”.
11. Tác phẩm “The Great Gatsby” (Đại gia Gatsby hay Gatsby vĩ đại), một kiệt tác của nhà văn F. Scott Fitzgerald người Mỹ đúc kết Thay đổi bản thân thành một người khác hoàn toàn với mình vì muốn làm vừa lòng ai đó không phải là điều tốt. Nếu ai đó yêu bạn thực lòng, họ sẽ yêu hết mọi thứ mà bạn có, bao gồm cả những thiếu sót. Hãy yêu thương lấy chính bản thân mình.
12. Tác phẩm “Number the Stars” (Đếm sao) của Lois Lowry cho rằng: Người tốt có thể làm nên điều khác biệt và giúp những ai đau khổ giảm bớt đau thương chỉ với những quan tâm bình thường.
13. Bạn phải biết đấu tranh cho niềm tin của mình. Thậm chí cả khi bạn bị thua thiệt, hãy giữ vững tinh thần chiến đấu, và bạn có thể giành chiến thắng sau đó – bài học đáng quý từ tiểu thuyết “the Divergent trilogy” (Kẻ dị biệt – bộ 3) của nhà văn Veronica Roth và bộ truyện “the Hunger Games trilogy” (Đấu trường sinh tử) của Suzanne Collins.
14. Bài học đúc rút từ “The Hobbit” (Anh chàng Hobbit) và “The Lord of the Rings” (Chúa tể của những chiếc nhẫn) của nhà văn J.R.R. Tolkien: Ngay cả những sinh vật nhỏ bé cũng có thể thay đổi vận mệnh của thế giới.
Tác phẩm “The Girl with the Dragon Tattoo” (Cô gái có hình xăm rồng) của tác giả Stieg Larsson.
15. Tác phẩm “The Girl with the Dragon Tattoo” (Cô gái có hình xăm rồng) của tác giả Stieg Larsson, bài học rút ra là: Không có khuôn mẫu hay quy định nào về một anh hùng, ngay cả những người không hề suy nghĩ họ là anh hùng thì họ cũng có thể là một anh hùng.