Nhiều người trẻ sống như những F0 dù không nhiễm bệnh

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Dù dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát ngày một tốt hơn với những tín hiệu đấy tích cực, nhiều người trẻ vẫn quyết định chỉ ở nhà, tránh ra ngoài, tụ tập. Đối với họ, sức khỏe và những ảnh hưởng hậu COVID-19 mới là điều họ quan tâm nhất lúc này…

Từ đợt dịch cao điểm giữa tháng 2, Nguyễn Trần Thu Trang (25 tuổi, nhân viên truyền thông và marketing) gần như không ra khỏi nhà. Cơ quan vẫn cho nhân viên được làm việc online nên cô gái trẻ quyết định sẽ không ra ngoài nếu như không cần thiết. Bên cạnh đó, bạn bè, người thân tại Hà Nội của cô hầu như đã trở thành F0.

“Dịch bệnh dù có những tín hiệu tốt hơn nhưng mình vẫn lo lắng lắm. Bố mẹ mình sức khỏe đều không tốt nên mình càng phải thận trọng hơn. Bệnh có thể chữa khỏi nhanh nhưng di chứng hậu COVID-19 thì không ai có thể nói trước được gì”, Trang nói.

Trong suốt hơn một tháng qua, số ngày ra ngoài của cô gái 25 tuổi có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thu Trang hạn chế ra ngoài mua thực phẩm, kể cả bữa sáng. Cô thường đặt ship về, nhờ để đồ ở cửa và thanh toán trước hoặc chuyển khoản cho shipper, người bán.

Lo lắng cho sức khỏe gia đình và di chứng hậu COVID-19, Thu Trang chọn sống như một F0 để phòng tránh tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh

Lo lắng cho sức khỏe gia đình và di chứng hậu COVID-19, Thu Trang chọn sống như một F0 để phòng tránh tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh

“Cứ nhận hàng ship, đi đâu cần phải ra ngoài là về mình thường xịt khử khuẩn túi đựng đồ và sát khuẩn tay hoặc tắm ngay khi có thể. Mình cũng thường xuyên súc miệng bằng nước muối, ăn đầy đủ chất, uống 1 - 2 ly nước cam hoặc thỉnh thoảng là C sủi mỗi ngày để tăng sức đề kháng”, Trang chia sẻ.

Cô cũng cho biết, khi có việc trên cơ quan cần xử lý trực tiếp, Trang mới ra ngoài. Đến cơ quan, cô không quên sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc tối đa với đồng nghiệp và vẫn đều đặn tự test nhanh 1 đến 2 lần mỗi tuần cho tất cả mọi người trong nhà.

Dù phải ở nhà nhiều nhưng do công việc bận nên mình không có thời gian để buồn chán. Đợt này mình cũng đang học thêm tiếng Trung, học làm bánh và đọc những cuốn sách mới nên cảm thấy khá thư giãn. Nhiều người bạn khác của mình cũng rất cẩn thận phòng dịch và hạn chế ra ngoài nhưng vì tính chất công việc, họ vẫn phải ra ngoài

Có lẽ phải đến khi nào thực sự hết dịch, mình mới cảm thấy đủ tự tin ra đường nhiều như trước. Mình không quá lo lắng nếu như bản thân bị mắc bệnh nhưng mình sợ sẽ làm ảnh hưởng đến bố mẹ thôi”, Trang bày tỏ.

Phòng còn hơn chống…

Tương tự Thu Trang, vì lo sợ nhiễm bệnh, nhiều người trẻ khác cũng đang tự “cách ly” ở nhà, làm việc từ xa, không gặp gỡ ai và giữ sức khỏe. Thậm chí, có người còn sống nhiều tháng như vậy.

Dù chưa nhiễm bệnh nhưng hạn chế tối đa ra ngoài, gặp gỡ, tiếp xúc bạn bè cũng là lựa chọn của Kim Anh (29 tuổi, sống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Từ sau Tết Âm lịch đến nay, cô gái trẻ cũng chỉ ra ngoài khi công ty yêu cầu nhân viên có mặt ký giấy tờ.

Với Kim Anh, khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cố gắng tránh lâu nhất có thể còn hơn là nhiễm bệnh

Với Kim Anh, khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cố gắng tránh lâu nhất có thể còn hơn là nhiễm bệnh

“Từ thời điểm Hà Nội phong tỏa hồi tháng 7 đến cuối tháng 12 năm ngoài, mình chủ yếu làm việc từ xa. Số lần lên cơ quan chắc cũng chỉ trên dưới 10 lần. Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, cơ quan có vài nhân viên bị F0 nên lại cho nghỉ từ đó đến Tết Âm lịch. Sau Tết thì dịch bùng phát nên từ đó đến nay, mình mới lên cơ quan thêm một lần để ký giấy tờ", Kim Anh nói.

Sống chung với em gái tại một căn chung cư mini, nếu phải mua đồ gì, hai chị em Kim Anh thường sẽ chờ đợi để mỗi tuần chỉ phải ra ngoài từ 2 - 3 lần. Thực phẩm hay hoa quả, gia đình của Kim Anh ở quê sẽ trực tiếp lái xe để mang đến tận nơi khi cô nhắn về gia đình. Ngoài ra, cô gái 29 tuổi cũng từ chối mọi cuộc hẹn đi chơi của bạn bè.

Nếu có cảm thấy ngột ngạt, bí bách quá vì ở nhà quá lâu, hai chị em mình sẽ xuống đi bộ quanh khu chung cư khoảng 30 phút nhưng sẽ tránh giờ cao điểm, luôn đeo khẩu trang và mang nước sát khuẩn”, Kim Anh cho biết.

Đồ ăn được gia đình Kim Anh gửi thường xuyên nên cô và em gái càng không có lý do để ra ngoài hơn

Đồ ăn được gia đình Kim Anh gửi thường xuyên nên cô và em gái càng không có lý do để ra ngoài hơn

Những ngày vừa qua, nhiều đồng nghiệp, bạn bè của Kim Anh liên tục trở thành F0 dù đã tiêm 3 mũi vắc xin, thậm chí có người phải đi cấp cứu hoặc gặp nhiều di chứng nặng khiến cô càng lo lắng và muốn “ở ẩn” hơn để đảm bảo an toàn.

Kim Anh cũng cho biết, cách đây một tuần, cả gia đình của cô ở quê tại Thái Bình đã bị mắc COVID-19. Khi đi mua thuốc để gửi về nhà theo những đơn mà các bạn bè của cô đã chữa khỏi, Kim Anh cũng mua thêm viên uống bổ sung các vitamin cần thiết để đề phòng cho bản thân. Với cô, khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cố gắng tránh lâu nhất có thể còn hơn là nhiễm bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Người trẻ chật vật trong vòng xoáy tăng giá

Tình hình dịch bệnh căng thẳng cùng với giá cả leo thang khiến nhiều người “mất ăn mất ngủ”. Với người trẻ, mọi chi tiêu đều tăng chóng mặt trong khi lương thì vẫn “dậm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Đức ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN