Nhật Bản: Con ế dài, bố mẹ già bận rộn hẹn hò thay

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Vào một buổi chiều mùa hè ẩm ướt ở thành phố Osaka của Nhật Bản, một nhóm khoảng 60 người đàn ông và phụ nữ luống tuổi tham gia một buổi “omiai”, nghĩa là mai mối, để tìm kiếm tình yêu đích thực.

Các phụ huynh gặp nhau trong phòng hội nghị ở Osaka để tìm bạn đời cho con. (Ảnh: CNN)

Các phụ huynh gặp nhau trong phòng hội nghị ở Osaka để tìm bạn đời cho con. (Ảnh: CNN)

Họ tham gia sôi nổi, tất bật di chuyển từ đầu này sang đầu kia của căn phòng để đánh giá mức độ phù hợp của đối tác.

Nhưng đây không phải là cuộc hẹn hò tốc độ thông thường.

Rất ít người nói về sở thích, bộ phim hay nhà hàng yêu thích của họ, hoặc thậm chí là về chính họ. Họ đang nói về những đứa con đã trưởng thành, vẫn còn độc thân mà họ đang hy vọng có thể kết hôn.

Một người phụ nữ ở độ tuổi 60 tự hào nói về cậu con trai 34 tuổi đang là giáo viên tiểu học công lập. Cụ ông ở độ tuổi 80 trìu mến nói về cậu con trai 49 tuổi có chí hướng nghề nghiệp, đang làm kiểm soát viên tại một công ty điện lực.

Mỗi ông bố bà mẹ bỏ ra 14.000 yên (96 USD) để tham dự sự kiện do Hiệp hội thông tin cầu hôn tổ chức. Tất cả họ đều mong gặp được một người phù hợp, cho những đứa con trai hoặc con gái vẫn còn độc thân của mình.

Không phải Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng nghiện công việc, chưa thử cách tiếp cận trực tiếp hơn để khuyến khích hẹn hò cấp tốc, nhưng nhiều người trẻ làm việc đó không hiệu quả.

Với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, triển vọng kinh tế kém và văn hóa làm việc đòi hỏi khắt khe tạo nên nhiều rào cản, ngày nay ngày càng ít người Nhật lựa chọn kết hôn và sinh con. Lo lắng về cơ hội có cháu bế ngày càng giảm, cha mẹ của họ đã vào cuộc.

Nhiều rào cản khiến người trẻ Nhật Bản không muốn kết hôn và sinh con. (Ảnh: Getty)

Nhiều rào cản khiến người trẻ Nhật Bản không muốn kết hôn và sinh con. (Ảnh: Getty)

Giám đốc công ty Noriko Miyagoshi, người đã tổ chức các sự kiện mai mối trong gần 2 thập kỷ, cho biết: “Ý tưởng cho rằng cha mẹ có thể giúp con cái họ kết hôn theo cách này đã trở nên phổ biến hơn”.

“Trước đây mọi người có thể cảm thấy xấu hổ khi đến tham dự những sự kiện này. Nhưng thời thế đã thay đổi”, cô cho biết.

Động lực đưa các bậc phụ huynh đến phòng hội nghị ở Osaka cũng là nguyên nhân đang tàn phá nhân khẩu học của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Theo thống kê của chính phủ, dân số Nhật Bản từ lâu đã có xu hướng đi xuống. Trong 1 năm tính đến tháng 1 năm nay, dân số Nhật chứng kiến mức giảm kỷ lục: 800.523 người, xuống còn 125,4 triệu.

Đầu năm nay, Thủ tướng Fumio Kishida công bố kế hoạch trị giá hàng nghìn tỷ yên nhằm tăng tỷ lệ sinh, đồng thời cảnh báo đây vấn đề cần giải quyết “bây giờ hoặc không bao giờ”.

Trong số những ưu đãi dành cho cha mẹ có khoản trợ cấp 15.000 yên (100 USD) hằng tháng cho mỗi đứa trẻ cho đến năm 2 tuổi, và thêm 10.000 yên cho con thứ ba.

Tuy nhiên, James Raymo, một chuyên gia nghiên cứu Đông Á tại Đại học Princeton, cho rằng nỗ lực tăng tỷ lệ sinh khó có thể thành công nếu không thúc đẩy tỷ lệ kết hôn trước.

“Việc các cặp vợ chồng sinh ít con thực sự không phải là vấn đề. Vấn đề là liệu mọi người có kết hôn ngay từ đầu hay không”, Raymo nói.

Nhà xã hội học Shigeki Matsuda, từ Đại học Chukyo ở Aichi, Nhật Bản, cho biết nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

“Những nguy cơ chính bao gồm sự suy giảm sức mạnh kinh tế tổng thể và sự thịnh vượng của quốc gia, khó khăn trong việc duy trì an sinh xã hội và suy giảm các cộng đồng địa phương”, ông nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Bà mẹ gây tranh cãi khi không cho bố mẹ chồng vào viện thăm con mới sinh

Một người mới làm mẹ đã chia sẻ lý do tại sao có thể cho bố mẹ đẻ vào bệnh viện để gặp đứa con mới sinh mà không phải bố mẹ chồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN