Nhân viên tử vong sau khi nhậu với cấp trên, công ty từ chối bồi thường và phán quyết của tòa án

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Gia đình nam nhân viên xấu số đã kiện công ty để yêu cầu chi trả trợ cấp cho người thân và chi phí lo tang lễ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mới đây, vụ việc một nam nhân viên tử vong do say xỉn sau cuộc nhậu với sếp ở Hàn Quốc đang khiến dư luận không khỏi "dậy sóng".

Theo đó, người đàn ông là nhân viên bảo vệ, đã trượt chân ngã trước cửa nhà sau khi đi uống rượu với sếp. Tháng 10/2020, anh được bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não. Đến tháng 3/2021, người đàn ông đã qua đời tại bệnh viện sau.

Gia đình nhân viên bảo vệ đã yêu cầu công ty phải bồi thường một khoản trợ cấp phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho những trường hợp tử vong liên quan đến công việc, bao gồm cả chi phí tang lễ. Tuy nhiên, công ty này đã từ chối chi trả bất kỳ khoản trợ cấp nào. Họ nói rằng cuộc nhậu không phải do chủ sở hữu hoặc ban quản lý đơn vị tổ chức.

Người thân của nam nhân viên xấu số đã quyết định kiện công ty này ra Tòa án hành chính Seoul. Ngày 7/8 vừa qua, tòa án đã ra phán quyết đứng về phía gia đình người đàn ông. Tòa án cho rằng việc nam bảo vệ đi nhậu nên được xem là diễn ra dưới sự giám sát của quản lý bởi anh ở đó với trưởng bộ phận trong khi không có quan hệ cá nhân nào khác với người này. Bên cạnh đó, việc uống rượu quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến cái chết.

"Hoesik" là cách gọi của văn hóa ăn nhậu sau giờ làm hoặc đi chơi vào cuối tuần ở Hàn Quốc. Các buổi giao lưu này được xem là nét đặc trưng trong văn hóa công sở tại xứ kim chi.

Theo hướng dẫn được Bộ Lao động và Việc làm công bố năm 2018, về mặt pháp lý, "hoesik" không phải phần bắt buộc của công việc. Do đó, người lao động không được trả lương làm thêm giờ dù bị sếp ép tham gia.

Mặc dù mục đích chính là thúc đẩy sự gắn kết trong nội bộ các công ty, văn hóa này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tháng 5/2021, một người đàn ông gặp tai nạn và tử vong khi lái xe trong tình trạng say rượu. Trước đó, anh tham gia tiệc nhậu với sếp. Tòa án Seoul nhận định đây nên được coi là tai nạn lao động theo Đạo luật Sức khỏe và An toàn lao động.

"Nạn nhân mới đảm nhận công việc này 70 ngày nên không thể từ chối đi nhậu với cấp trên. Rất khó để nói tai nạn này không liên quan đến hoesik", Tòa án Seoul cho hay.

"Hoesik" cũng có thể tạo tiền đề cho những sự việc đáng tiếc liên quan đến quấy rối tình dục. Theo Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, quấy rối tình dục xảy ra nhiều nhất tại các bữa nhậu vào năm 2015 và 2018. Cuộc khảo sát gần đây chỉ ra tỷ lệ người lao động từng bị quấy rối tình dục giảm mạnh, từ 8,1% năm 2018 xuống 4,8% năm 2021. Kết quả này được cho là do văn hóa hoesik không diễn ra thường xuyên trong đại dịch.

Sếp tự tiện lấy đồ của nhân viên nhưng ăn nhầm đồ ăn của chó

Nếu đôi khi bạn muốn “thó” đồ ăn vặt của đồng nghiệp, hãy chắc chắn rằng mình đã nhìn kỹ đó là thứ gì.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Chi (T/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN