Nhân viên được vinh danh vì làm việc 12 tiếng/ngày, dân mạng sôi sục vì văn hóa làm thêm giờ

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Phần lớn người dùng mạng xã hội gọi nam nhân viên này là "kẻ phản bội sức lao động" và "đồng phạm gây ra những cái chết vì làm thêm giờ".

Chân dung anh được vinh danh ở vị trí đông người qua lại ở công ty.

Chân dung anh được vinh danh ở vị trí đông người qua lại ở công ty.

Mới đây, hình ảnh một nam nhân viên tại Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc được công ty vinh danh vì làm việc 12 tiếng/ngày đang khiến dư luận nước này "dậy sóng" dữ dội.

Công ty quy định làm việc 10 tiếng/ngày, thế nhưng nam nhân viên họ Tiết đã chăm chỉ làm 12 tiếng/ngày trở lên và gần như làm đủ 30 ngày mỗi tháng. Đơn vị này cho biết, sự chăm chỉ của Tiết đã ảnh hưởng tích cực đến cả nhân viên mới và cũ, giúp cải thiện sản xuất hàng ngày đồng thời tiết kiệm tiền cho công ty. Năm ngoái, anh cũng nhận được giải thưởng tương tự.

Tuy nhiên, phần lớn người dùng mạng xã hội Trung Quốc gọi Tiết là "kẻ phản bội sức lao động" và "cố gây ra những cái chết vì làm thêm giờ". Từ nhiều năm nay, văn hóa làm việc 996 (từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày mỗi tuần) trở thành đề tài bị chỉ trích dữ dội. Đặc biệt, nó bị cho là thủ phạm dẫn đến những vụ đột tử vì làm việc đến kiệt sức của người trẻ Trung Quốc.

Ngày 19/2, anh Tiết đã phải lên tiếng giải thích. Anh cho biết mình là người Hà Nam, đã làm việc cho công ty hiện tại 5 năm, hiện tại được điều đến công xưởng ở Giang Tô.

Tiết nói rằng mình không hề bị bắt ép làm việc 12 tiếng một ngày. Nam nhân viên hoàn toàn tự nguyện làm như vậy vì tiền lương của ông được tính dựa trên số giờ làm việc. Tiết còn có vợ và các con ở quê nên để có tiền gửi về cho gia đình, anh chọn cách làm việc nhiều giờ hơn.

Tính chất công việc bắt buộc anh Tiết phải có mặt ở nhà máy liên tục nhưng cường độ làm việc không quá lớn. Ngoài ra, mỗi tháng anh cũng được công ty sắp xếp cho ngày nghỉ và mỗi quý cũng được nghỉ một tuần có lương. Tiết bác bỏ những cáo buộc rằng công ty đang bóc lột sức lao động của mình.

Mặc dù vậy, lời giải thích của Tiết vẫn không xoa dịu được cư dân mạng. Họ cho rằng dù tự nguyện, anh vẫn là một phần của vấn nạn làm việc quá sức nổi tiếng ở Trung Quốc.

Nhiều ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh đã trang bị những bộ dụng cụ cấp cứu để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và giúp đỡ người có dấu hiệu kiệt sức hoặc đột tử.

Nhiều ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh đã trang bị những bộ dụng cụ cấp cứu để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và giúp đỡ người có dấu hiệu kiệt sức hoặc đột tử.

Tuy nhiên, Tiết cũng nhận được không ít đồng cảm và khen ngợi. Một số ý kiến nhận định, anh xứng đáng được vinh danh khi chủ động làm thêm giờ, thay vì bị chỉ trích.

Một giáo sư đại học lại lên tiếng ủng hộ Tiết thông qua mạng xã hội. Vị này cho rằng anh Tiết là tấm gương về sự cống hiến và làm việc chăm chỉ, rất đáng được ngưỡng mộ. Cũng theo vị này, công ty của nam nhân viên này chỉ đáng bị chỉ trích nếu họ ép nhân viên làm việc ngoài giờ. Nếu đó là lựa chọn của người lao động thì người này được khen là hợp lý.

Được biết, tháng 8/2021, Trung Quốc đã đưa ra loạt phán quyết đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tuyên bố văn hóa 996 là bất hợp pháp. Một số "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ như ByteDance, Meituan và Tencent cũng phải điều chỉnh lại quy định về chế độ thời gian làm việc hành chính và tăng ca của nhân viên.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái xin làm nhân viên văn phòng, lý lịch ghi ”11 năm đóng phim người lớn”

Sự kiên trì và thẳng thắn của Kizaki đã cho trái ngọt, cô trúng tuyển phỏng vấn và được nhận vào làm nhân viên lễ tân quầy cho một bệnh viện thẩm mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Chi (T/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN