Người trẻ Hàn Quốc bỏ việc nhiều, người trẻ Trung Quốc thực hiện "10 không"

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Môi trường làm việc cũng đòi hỏi nhiều phương diện khác nhau, áp lực lớn, văn hóa làm thêm giờ phổ biến khiến nhiều người trẻ cảm thấy mệt mỏi và quá tải.

Xã hội hiện đại có áp lực cuộc sống rất lớn. Nhiều người trẻ do áp lực kinh tế, môi trường làm việc, tâm lý xã hội và các yếu tố khác đã chọn phương pháp "nằm ngang" để nghỉ ngơi.

Theo thống kê, tháng 5 năm 2024, ở Hàn Quốc có 398.000 người trẻ bỏ việc, không làm việc và cũng không tìm việc, đạt mức cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, tăng 13.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Ở Trung Quốc, do áp lực cuộc sống, giới trẻ cũng bắt đầu phổ biến thuyết "10 không" đáng lo ngại.

Theo tìm hiểu, kinh tế suy thoái, nhiều người trẻ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường việc làm, khó khăn trong việc tìm kiếm công việc lý tưởng. Thêm vào đó, mức lương không tương xứng với chi phí sinh hoạt. Ngay cả khi tìm được việc làm, mức lương thường khó theo kịp sự tăng lên của chi phí sinh hoạt, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi có chi phí nhà ở, giao thông cao. Môi trường làm việc cũng đòi hỏi nhiều phương diện khác nhau, áp lực lớn, văn hóa làm thêm giờ phổ biến khiến nhiều người trẻ cảm thấy mệt mỏi và quá tải. 

Người trẻ Hàn Quốc bỏ việc nhiều, người trẻ Trung Quốc thực hiện "10 không" - 1

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm giá trị của người trẻ cũng đang thay đổi. Ngày càng có nhiều người bắt đầu chú trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần thay vì chỉ theo đuổi thành công về mặt kinh tế. So với trước đây, người trẻ ngày nay chú trọng hơn đến sự hài lòng nội tâm và cân bằng cuộc sống, vì vậy họ chọn "nằm ngang" như một hình thức phản kháng, trốn tránh.

Theo báo cáo của tờ Asia Daily (Hàn Quốc), kể từ khi dịch bệnh bùng phát, thị trường việc làm cho giới trẻ Hàn Quốc tiếp tục trì trệ, phục hồi chậm chạp. Số người trẻ chọn bỏ việc chỉ có 274.000 người vào năm 2010 nhưng đã tăng vọt 64% vào năm 2020, lên đến 448.000 người. Vào tháng 4 năm nay, số lượng thanh niên "nằm ngang" vẫn duy trì ở mức cao (từ 400.000 đến 430.000 người). 

Kim Kwang-seok, trưởng phòng nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghiệp Hàn Quốc chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, sự suy thoái kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến ngành công nghiệp xuất khẩu của Hàn Quốc phát triển yếu ớt, cơ hội việc làm chất lượng cao giảm đi, các doanh nghiệp liên tục cắt giảm chi phí nhân sự, dẫn đến việc giảm ý muốn tìm việc của giới trẻ, ngày càng nhiều người trẻ chọn bỏ việc để nghỉ ngơi, giải thoát bản thân khỏi môi trường công sở áp lực.

Hơn nữa, không chỉ người trẻ chọn bỏ việc, theo nghiên cứu của Cục Thống kê Hàn Quốc, trong nhóm tuổi 30 và 40 trên thị trường lao động, số người bỏ việc vào tháng 5 năm nay đã tăng lên 48.000 và 35.000 người tương ứng, tăng mạnh tới 19% và 15,2% so với năm trước, đạt mức tăng lớn nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Người trẻ Hàn Quốc bỏ việc nhiều, người trẻ Trung Quốc thực hiện "10 không" - 2

Ảnh minh họa

Để đối phó với vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 1 nghìn tỷ won ngân sách vào năm ngoái, thông qua việc cung cấp cơ hội thực tập và các chính sách khác, nhằm khuyến khích những thanh niên bỏ việc, nghỉ việc (từ 15 đến 29 tuổi) quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, hiệu quả của những biện pháp này không đáng kể. 

Vào tháng 1 năm nay, số lượng thanh niên "nằm ngang" đã giảm 56.000 người nhưng đến tháng 5 lại tăng lên đáng kể. Chính phủ Hàn Quốc cho biết, do thời gian nghỉ ngơi kéo dài vô hạn, ý muốn tìm việc của những thanh niên này giảm đi, dẫn đến việc tăng số lượng thanh niên từ bỏ việc làm. Những thanh niên bỏ việc này là những người có cơ hội việc làm nhưng do điều kiện như lương bổng không đáp ứng yêu cầu của bản thân nên đã chọn từ bỏ công việc.

Thực tế, không chỉ ở Hàn Quốc, ở Trung Quốc hiện nay cũng lưu truyền thuyết "10 không của giới trẻ", đó là "Không hiến máu, không quyên góp, không kết hôn, không sinh con, không mua nhà, không mua vé số, không đầu tư chứng khoán, không mua quỹ đầu tư, không giúp đỡ người già, không rung động". 

Theo nghiên cứu, nhiều người trẻ đối mặt với áp lực cuộc sống to lớn, vì vậy họ chọn không kết hôn, không sinh con, không mua nhà. Về việc không hiến máu là do lo ngại bị ép buộc cấy ghép nội tạng, không quyên góp là vì người trẻ còn không thể tự nuôi sống bản thân, thêm vào đó nhiều khoản quyên góp bị tham ô, tham nhũng, thậm chí bị dùng để khoe khoang sự giàu có. Tình trạng nghiêm trọng khiến người trẻ đối mặt với áp lực cuộc sống to lớn, vì vậy họ chọn không còn nỗ lực cho một cuộc sống chất lượng cao nữa, chỉ cầu mong sống đơn giản qua ngày.

Sau cú sốc bệnh tật vào năm 2021, cặp đôi quyết định “mua 1 năm tuổi trẻ”, cùng nhau đi du lịch “bụi” vòng quanh thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tư Tuyền (Theo Sina) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN