Người thích phàn nàn chẳng khác nào “tự đào hố chôn mình”

Thái độ của bạn như thế nào sẽ quyết định tương lai của bạn sau này.

Những người phàn nàn chỉ tự rước vận xui vào người mà không hề nhận ra. (Ảnh minh họa)

Những người phàn nàn chỉ tự rước vận xui vào người mà không hề nhận ra. (Ảnh minh họa)

Có một câu chuyện như thế này:

Một hôm, con bò cày ruộng về, nằm trong chuồng thở hổn hển mệt mỏi, chó chạy lại nhìn.

“Ôi chó hả? Tôi mệt quá. Ngày mai tôi rất muốn được nghỉ ngơi một ngày”.

Sau khi con chó chào tạm biệt, nó gặp con mèo trong góc.

Con chó nói: "Trời ạ, vừa rồi tôi đi xem bò. Vị anh cả này thật sự rất mệt mỏi. Anh ấy nói muốn nghỉ ngơi một ngày. Chắc là chủ nhân đã giao cho anh ấy nhiều việc quá rồi".

Con mèo quay sang con cừu và nói: "Con bò phàn nàn rằng, chủ nhân đã giao cho nó quá nhiều việc. Nó muốn nghỉ ngơi một ngày và sẽ không làm việc vào ngày mai".

Con cừu nói với con gà: "Con bò không muốn làm việc cho chủ. Nó phàn nàn rằng, nó làm quá nhiều việc. Than ôi, không biết những người chủ khác có đối xử tốt hơn với những con bò của mình không".

Con gà nói với con lợn: "Con bò không chịu làm việc cho chủ, nó muốn đổi chủ khác. Chắc là chủ nhân không thương con bò chút nào, để nó làm nhiều việc như vậy. Nó toàn làm những thứ nặng nề và bẩn thỉu. Chủ còn đánh nó thô bạo bằng roi nữa chứ”.

Trước bữa tối, vợ của ông chủ cho lợn ăn, lợn bước tới và nói:

“Bà chủ, tôi xin phản ánh một điều với bà, suy nghĩ của con bò gần đây rất có vấn đề, bà phải chỉnh đốn nó thật tốt. Nó không muốn làm việc cho ông chủ nữa, nó cảm thấy công việc mà chủ giao cho nó quá nặng nhọc, bẩn thỉu và mệt mỏi. Nó cũng nói rằng, nó sẽ bỏ chủ và đến với chủ khác".

Sau khi nhận được báo cáo của con lợn, người vợ nói với chồng trong bàn ăn: "Con bò muốn phản bội ông, nó muốn đổi chủ khác. Sự phản bội là không thể tha thứ. Ông sẽ làm gì với nó?"

Nghe đến đây, ông chủ tức giận và dự định bán lấy thịt con bò chăm chỉ, thật thà này.

Ở nơi làm việc, tuyệt đối đừng phàn nàn

Có một thực tế cho thấy, dù chỉ là một hoặc hai lời phàn nàn không có chủ ý, bạn cũng sẽ bị coi là người lười biếng và không hài lòng với công việc. Khi bạn phàn nàn với một người nhưng lời nói của bạn từ người này chuyển sang người khác, người ghét bạn sẽ cố tình “biến hóa”, lấy đó làm lý do và cái cớ để gây khó dễ cho bạn.

Vì vậy, nói ít, làm nhiều và không phàn nàn không chỉ là quy tắc sống nơi công sở còn mà còn là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi bị người khác nói xấu và không tự đào hố chôn mình.

Bạn không tốt, phàn nàn cũng vô ích

Có một câu nói: "Khi chúng ta phàn nàn về sự bất công của cuộc sống, trước tiên hãy tự hỏi bản thân rằng đó là ngọc hay cát. Nếu nó là cát, hãy biến nó thành một viên ngọc trai”.

Thực ra, trên đời này, không công bằng là chuẩn mực trong cuộc sống. Người càng mạnh mẽ thì càng ít phàn nàn. Ngược lại, người càng yếu đuối thì càng thích than vãn.

Một người càng mạnh mẽ, anh ta càng ít phàn nàn. Ngược lại, càng yếu đuối thì con người càng dễ cáu gắt.

Nhà văn Tam Mao từng nói: “Thỉnh thoảng phàn nàn về cuộc sống có thể giải tỏa cảm xúc của mình, không vấn đề gì cả. Nhưng than phiền theo thói quen mà không chịu thay đổi thì đó là một người không khôn ngoan”.

Thực tế, trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối, nhưng than phiền sẽ không giải quyết được vấn đề gì, chỉ có học cách thay đổi thì chúng ta mới có thể xoay chuyển được tình thế.

Khi một nhà văn đang đi công tác, anh ta vô tình bắt taxi.

Người viết vừa ngồi xuống đã nhận được tấm thiệp xinh xắn từ người lái xe kèm theo lời mời nồng nhiệt, anh rất ngạc nhiên nên bắt chuyện với người lái xe.

Người lái xe nói: “Xin lỗi, anh có muốn uống gì không?” Nhà văn: “Trên xe này có đồ uống gì không?”.

Người lái xe mỉm cười và nói: "Tôi không chỉ cung cấp cà phê, mà còn nhiều loại đồ uống và cả những tờ báo khác nhau".

Nhà văn nói: “Vậy tôi có thể uống một tách cà phê nóng được không?” Người lái xe bình tĩnh rót một tách cà phê nóng cho nhà văn từ chiếc phích bên cạnh.

Nhà văn tỏ ra rất ngạc nhiên trước dịch vụ trên chiếc taxi này. Thấy vậy, người lái xe liền nói: “Thực tế, khi tôi mới bắt đầu, xe của tôi không cung cấp một dịch vụ toàn diện như vậy. Giống như những người khác, tôi thích phàn nàn, thời tiết xấu, thu nhập ít ỏi, tắc đường nghiêm trọng và kể cho họ nghe tôi đã trải qua một ngày tồi tệ như thế nào”.

Cho đến một ngày, tôi tình cờ đọc được một cuốn sách và nó đã thay đổi suy nghĩ của tôi.

Trên thực tế, điều duy nhất mà ai cũng phải làm khi gặp phải vấn đề là nỗ lực hết sức để điều chỉnh và thay đổi. Thái độ của chúng ta khi đối phó những các vấn đề quyết định khả năng của bản thân như thế nào. Bạn càng phàn nàn thì càng yếu đuối, bạn càng thay đổi thì càng có lợi.

Tránh xa những người phàn nàn

Có giả thuyết cho rằng, trình độ của một người là điểm trung bình cộng của 5 người mà họ tiếp xúc nhiều nhất. Có thể thấy, những người bạn mà chúng ta tiếp xúc rất quan trọng. Bởi chúng ta có thể ảnh hưởng từ những người này, thậm chí họ sẽ quyết định bạn sẽ trở thành người như thế nào.

Trên Zhihu, một cư dân mạng đã nói về một điều như vậy.

Cô ấy có một người bạn tốt quen nhau hơn 10 năm và thích nhất là than thở. Lúc đi học thì phàn nàn về trường, đi làm thì phàn nàn về công ty. Khi hai người tán gẫu, cơ bản là cô ấy đang phàn nàn về mọi thứ. Lúc đầu, cô ấy cảm thấy rằng, bạn mình chỉ thích phàn nàn và không có vấn đề gì khác, cho đến khi cô ấy trở nên bi quan và tiêu cực giống hệt bạn mình.

Nếu những người xung quanh bạn tiêu cực, bạn sẽ thụ động tiếp nhận nhiều năng lượng tiêu cực. Nếu những người xung quanh bạn tích cực, bạn sẽ trở nên tràn đầy năng lượng tích cực hơn.

Có thể, đôi khi chúng ta không thể chọn kiểu người nào để ở bên, nhưng chúng ta có thể chọn không ở bên kiểu người mình không thích.

Nguồn: [Link nguồn]

Câu chuyện về nửa quả dưa hấu khiến ai cũng phải suy ngẫm

Nếu sống chung với nhau mà cứ vô tâm xem mọi thứ là hiển nhiên, chắc chắn một ngày nào đó giọt nước cũng làm tràn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - QQ ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN