Người phụ nữ tặng bạn hàng tỷ đồng trước khi qua đời

Thái độ của phía ngân hàng khiến nhiều người bức xúc, giống như đang muốn chiếm đoạt số tiền của người phụ nữ này.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhiều người rất tin tưởng vào ngân hàng, khi có tiền nhàn rỗi muốn gửi tiết kiệm để lấy lãi, họ luôn ưu tiên ngân hàng. Họ cho rằng, gửi tiền vào nơi này có thể dễ dàng rút ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, có một số ngân hàng có nhiều quy định lạ, gửi thì dễ nhưng rút lại khó vô cùng.

Đặc biệt một số người già, bệnh nặng không thể trực tiếp đến ngân hàng, vì lý do riêng chỉ có thể ủy thác cho người nhà, bạn bè rút tiền thay. Thế nhưng lúc này, ngân hàng thông báo họ không được phép rút tiền mà phải để người đứng tên đích thân tới rút. Vì lý do thể chất nên không phải ai cũng có thể tới ngân hàng để hoàn tất thủ tục này. Điều này có nghĩa ngân hàng đang cố tình biển thủ tiền của người gửi một cách trá hình.

Có thể một số người nói ngân hàng không được phép làm điều đó nhưng mọi chuyện trên đời đều không có gì là tuyệt đối, điển hình như trường hợp dưới đây.

Một người phụ nữ họ Đường ở Thượng Hải, Trung Quốc vì ốm nặng nên muốn rút hết mấy chục triệu tệ nhưng bị ngân hàng từ chối.

Nghĩ mình không thể qua khỏi trong cơn bạo bệnh này, bà Đường quyết định tặng hết số tiền mình có cho bạn bè. Bà Đường chưa kết hôn, cũng không có con cái, cha mẹ và họ hàng đều đã qua đời. Bà cũng không có người thân thích, trong thời gian bị bệnh có ông Vương hay lui tới chăm sóc.

Tài sản của cha mẹ để lại, bà Đường gửi trong két sắt của ngân hàng địa phương, còn tiền mặt thì gửi tiết kiệm. Khi bị bệnh nặng, bà đã liên hệ với phía ngân hàng để lấy hết tài sản của mình về. Lúc này, ngân hàng đã cử người tới hỏi bà Đường nguyên nhân muốn lấy về.

Bà Đường nói rằng, mình muốn trao tặng hết những tài sản này cho bạn mình là ông Vương. Vì không có họ hàng thân thích, ông Vương là người bạn duy nhất nên bà muốn tặng tài sản của mình. Sau khi nghe những gì bà Đường nói, ngân hàng cho biết bà không thể lấy hết tài sản của mình về vì thủ tục tương đối rườm rà.

Sau khi nghe ngân hàng nói như vậy, bà Đường không hỏi quá nhiều mà lập tức gọi điện cho luật sư và yêu cầu cả ông Vương có mặt. Dưới dự chứng kiến của luật sư, bà tuyên bố tất cả tài sản đứng tên mình sẽ thuộc về ông Vương sau khi bà qua đời.

Không lâu sau, bà Đường qua đời vì bệnh nặng, di chúc cũng đã kịp hoàn thành.

Lo hậu sự cho bà Đường xong, ông Vương tìm tới ngân hàng để rút tiền nhưng bị từ chối. Ngân hàng vẫn khẳng định tài sản của bà Đường phải do chính bà tự tới lấy.

Trước thái độ của ngân hàng, ông Vương đã lấy giấy chứng tử, giấy ủy quyền và di chúc của bà Đường ra nhưng ngân hàng nói bà Đường đã chết và không có người thân nên tài sản này đương nhiên thuộc về phía ngân hàng.

Ông Vương rất bất bình trước thái độ của ngân hàng, sau khi tham khảo ý kiến của luật sư, ông quyết định kiện ngân hàng ra tòa.

Cuối cùng, trước một lượng lớn bằng chứng, tòa án ra lệnh cho ngân hàng phải hợp tác, trao lại toàn bộ tài sản của bà Đường cho ông Vương.

Trên thực tế, từ vụ việc này chúng ta có thể thấy hành động của ngân hàng bị nghi ngờ là biển thủ tài sản của người gửi tiền. Nếu bà Đường không lập di chúc thì tài sản hàng chục triệu tệ có thể đã thuộc về ngân hàng.

Đạp xe vòng quanh đất nước 4 năm, người đàn ông thay đổi thế này đây

Mọi người không thể tin nổi chỉ trong vòng 4 năm, ngoại hình của người đàn ông này lại “xuống dốc” tới vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Sohu ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN