Người mẹ kế sẵn sàng gửi con đẻ để chăm sóc con chồng
Xưa nay, nhiều người vẫn luôn bị ám ảnh câu nói “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Chị Nguyễn Thị Đào (40 tuổi, Tuyên Quang) là một người làm mẹ kế thật lòng yêu thương con chồng.
Chồng không thể tự mình đi tiểu
Khi chị Đào đến với anh Dương Văn Cường, một người đàn ông khuyết tật do tai nạn giao thông gây nên. Nhiều người ngoài cuộc lấy làm lạ bởi họ nghĩ hai người khuyết tật dựa vào nhau liệu cuộc sống có êm đẹp hơn.
Chị Nguyễn Thị Đào. Ảnh: Ngọc Thi
Quả thực, cuộc sống của họ khốn khó khi không có thu nhập ổn định. Chưa kể đến những lúc cả hai vợ chồng ốm đau, tiền thuốc thang tốn kém. Tai nạn giao thông khiến sức khỏe anh Cường ảnh hưởng nặng.
Anh Cường là người đàn ông có khuôn mặt tuấn tú. Anh từng là trụ cột của gia đình nhỏ với hai đứa con thơ. Tuy nhiên, tai nạn giao thông đã biến anh thành một người hoàn toàn khác. Giờ đây có những sinh hoạt cá nhân anh phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Anh không thể tự đi vệ sinh. Bác sĩ lắp ống dẫn để anh thuận lợi trong việc đi tiểu, người nhà trợ giúp bằng việc đổ bình mỗi khi nước tiểu đầy.
Gặp vợ chồng anh chị khi tại Bệnh viện Quân đội 108. Anh Cường vừa tiến hành mổ, cắt đôi chân bại liệt. Ngồi cạnh giường bệnh, chị Đào nhẹ nhàng lấy khăn lau những giọt mồ hôi trên mặt cho anh.
Anh Cường cho hay: “Tôi phải cảm ơn cô ấy rất nhiều, một người phụ nữ tốt bụng đã đến chăm sóc, sát cánh cùng tôi lúc hoạn nạn.
Sức khỏe tôi yếu, nhiều khi cũng cáu gắt khi nghĩ về tương lai bế tắc. Nhưng, cô ấy vẫn hiểu, thông cảm và không bỏ rơi tôi”.
Họ đến với nhau khi mỗi người đã trải qua một cuộc hôn nhân. Cùng cảnh ngộ là những người khuyết tật họ hiểu và thương nhau nhiều hơn.
Gửi con mình, chăm con chồng
Chị Đào chăm sóc anh Cường tại bệnh viện. Ảnh: Ngọc Thi
Thực tế cuộc sống có những mối quan hệ mẹ kế con chồng vô cùng mệt mỏi khiến chúng ta luôn bị ác cảm. Nhưng trong xã hội này, vẫn có những người mẹ kế yêu thương con chồng bằng tất cả tấm lòng. Chị Đào là một người làm được điều đó
Xa xưa có câu: “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, chị Đào cũng vậy. Người phụ nữ ấy gửi các con của mình trên quê ngoại học tập, còn phần mình thì về Thái Nguyên (quê anh Cường) để sinh sống. Gia đình anh Cường cũng ngỏ ý muốn chị đón hai con riêng về ở cùng nhà để đoàn tụ để yên tâm làm ăn và chị cũng có thời gian chăm sóc gia đình.
Chị cũng đắn đo nhưng chị nghĩ hai con của mình sẽ hiểu về quyết định để các con trên quê ngoại. Chị bảo: “Tôi ở vùng núi, thuộc xã trong chương trình 135, các con học trên đó sẽ không mất tiền. Mặc dù không có tôi nhưng anh chị của tôi vẫn còn đó, họ đều giúp tôi dạy dỗ các cháu nên người. Bản thân tôi lúc nào có thời gian thì về quê thăm chúng và thường xuyên liên lạc qua điện thoại. Cả hai con đều ngoan và thương mẹ, chúng không trách gì tôi cả”.
Ngày trước, anh Cường chưa đau ốm như bây giờ thì anh chị cùng nhau đi chợ bán hàng rong. Cuộc sống khốn khó nhưng cả hai luôn cố gắng vượt qua. Chị thương, yêu hai con của anh Cường như chính hai con ruột của mình vậy.
Bản thân chị chạy vạy, lo thủ tục, đến tận trường xin cho con trai cả của anh Cường về học tại một trường cấp 3 ở Tuyên Quang. Sau gần 1 năm theo học vì lí do nghỉ học quá nhiều nên nhà trường không cho cậu bé học tiếp.
Nói đến đây khuôn mặt chị thoáng buồn, chị cho hay, bản thân hai con của anh Cường không toàn tâm toàn ý coi chị là mẹ. Chị không trách mà chỉ nghĩ hai con trẻ người non dại. Với chị, chỉ cần hai con không có biểu hiện gì hỗn láo với mình đã là một điều may mắn.
Chồng mất khi tuổi còn xuân sắc, nhiều lần bố mẹ chồng, họ hàng, người thân khuyên họ đi bước nữa, nhưng nàng dâu...
Bạn có những băn khoăn muốn chia sẻ, những tâm tư muốn được giãi bày, những khúc mắc muốn nhờ tư vấn? Hãy gửi ngay những tâm sự của bạn tới mail bantrecuocsong@24h.com.vn để các chuyên gia tâm lý, tình yêu gỡ rối giùm bạn |