Nghề lấy nọc độc rắn: Nhu cầu tuyển dụng cao, kiếm được 1,6 tỷ/năm

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Nghề nguy hiểm này không dành cho số đông, chỉ cần sơ suất một chút, bạn có thể bị rắn độc cắn ngay.

Nọc độc rắn được sử dụng làm gì?

Những người chuyên lấy nọc độc rắn được huấn luyện đặc biệt để tiếp xúc những động vật nguy hiểm. Họ cần trải qua nhiều năm học để có thể thành thạo các thao tác lấy nọc độc từ rắn và các loài bò sát khác nhau. Thông thường, đó là rắn biển, rắn lục, rắn đuôi chuông, rắn hổ mang…

Nghề lấy nọc độc rắn: Nhu cầu tuyển dụng cao, kiếm được 1,6 tỷ/năm - 1

Nọc độc rắn thường được sử dụng với 2 mục đích chính:

Thứ 1, dùng để nghiên cứu những đặc tính tiềm năng. Các nhà nghiên cứu khoa học đang tìm kiếm các dấu hiệu di truyền hoặc các tác dụng của nọc độc để thử nghiệm trong các ứng dụng y tế. Chẳng hạn như nọc độc có thể được sử dụng để điều trị các cục máu đông, hạ huyết áp, giảm nguy cơ đau tim.

Thứ 2, chiết xuất từ nọc độc rắn để tạo thành chất chống lại độc tố. Khi bị rắn độc cắn, bệnh nhân chỉ sống trong vài giờ nếu không được điều trị. Nhờ có chiết xuất từ nọc độc, các nhà khoa học tạo ra được chất chống lại nọc độc để điều trị cho người bị rắn cắn.

Công việc lấy nọc độc rắn như thế nào?

Một người chuyên lấy nọc độc rắn sẽ làm việc trong một trại nuôi rắn. Nơi này có các phòng thí nghiệm và nghiên cứu về các loài bò sát chứa nọc độc khác nhau.

Nghề lấy nọc độc rắn: Nhu cầu tuyển dụng cao, kiếm được 1,6 tỷ/năm - 2

Bản thân phòng thí nghiệm có các nhiệm vụ khác như bảo tồn, nhân giống, nghiên cứu và các dịch vụ bác sĩ thú y. 

Người lấy nọc độc rắn phải đảm nhận nhiều trách nhiệm trong phòng thí nghiệm. Một số phòng thí nghiệm chuyên về rắn có ở các vườn thú, số khác đặt ở trường đại học hoặc một vài cơ sở nhỏ độc lập.

Họ dành thời gian chăm sóc rắn, lấy nọc độc, làm khô đông lạnh rồi bán cho các nhà nghiên cứu, bệnh viện, tổ chức từ thiện động vật hoặc bất kỳ ai có yêu cầu hợp pháp đối với nọc rắn.

Đây là một ngành công nghiệp nhỏ và được quản lý chặt chẽ. Do số lượng đào tạo ít, nhu cầu cao, việc lấy nọc độc rắn có thể được trả lương khá cao. 

Nghề lấy nọc độc rắn: Nhu cầu tuyển dụng cao, kiếm được 1,6 tỷ/năm - 3

Hầu hết những công việc này đều được trả lương theo giờ. Mức lương trung bình cho những người này là 66.350 USD (1,6 tỷ  đồng/năm). Họ có ít cơ hội thăng tiến trong công việc vì số lượng nhân viên hạn chế.

Lấy nọc độc rắn là một nghề nghiệp có tính chuyên môn cao, thích hợp đối với những người học ngành động vật học.

Để lấy nọc độc rắn, bạn cần tiến hành 1 trong 2 phương pháp. Đầu tiên là giữ đầu rắn thật chắc, khiến nó cắn vào một cái màng cao su bọc quanh miệng một cái hộp, nọc độc sẽ phun vào bên trong. Thứ 2 là bạn giữ miệng con rắn trong khi đồng nghiệp dùng điện cực chạm vào đầu nó, kích thích các cơ xung quanh tiết ra nọc độc, khiến nó phun ra.

Nghề lấy nọc độc rắn: Nhu cầu tuyển dụng cao, kiếm được 1,6 tỷ/năm - 4

Bên cạnh đó, trách nhiệm công việc đối với người lấy nọc độc rắn bao gồm:

- Sử dụng thiết bị thí nghiệm chuyên dụng để chiết xuất nọc độc từ rắn còn sống.

- Bảo trì thiết bị thí nghiệm.

- Có kiến thức về cách xử lý an toàn đối với rắn độc, cũng như các quy trình điều trị y tế trong trường hợp bị rắn cắn.

- Xử lý, dán nhãn, lập danh mục và bảo quản nọc rắn sau khi chiết xuất.

- Thực hiện các công việc chăm sóc mẫu vật rắn khi cần thiết, bao gồm cho ăn, sử dụng thuốc, ghi lại tình trạng sức khỏe của rắn.

Nguồn: [Link nguồn]

Thợ lặn nhặt bóng golf: Bất chấp nguy hiểm có cá sấu dưới ao, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Bạn sẽ bất ngờ khi biết thu nhập của những thợ lặn nhặt bóng golf này cao đến như thế nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN