Ngày Tết trở nên ám ảnh vì chỉ sợ mẹ chồng làm một điều giữa tôi với chị dâu
Từ ngày về làm dâu, Tết đến với tôi là điều rất đáng sợ. Ngày Tết trở thành nỗi ám ảnh khi mẹ chồng luôn mang ra so sánh giữa tôi với chị dâu.
Ảnh minh họa
Gia đình chồng tôi có hai anh em. Chồng tôi là con út. Anh cả công tác ở tỉnh xa nên đưa cả vợ con lên sống cùng. Từ khi về làm dâu, bố mẹ chồng tôi đã nói rõ cho tôi phải xác định tư tưởng ở cùng bố mẹ. Không có chuyện vợ chồng tôi dọn ra ngoài sống, nếu để xảy ra điều này thì sẽ từ mặt.
Nhà có hai chị em dâu, mẹ chồng tôi quý chị dâu ra mặt. Mẹ chồng luôn khen ngợi chị ấy có học thức, lại dịu dàng, ăn nói dễ nghe. Đúng là chị ấy là một người phụ nữ rất sắc sảo. Dù ở xa nhưng có nhiều việc trong nhà, chị vẫn quán xuyến rất tốt.
Giọng nói nhẹ nhàng, hay nói lời tình cảm nên ai trò chuyện với chị cũng thấy mát lòng. Mỗi lần chị về quê, chị thường mang theo nhiều quà cáp cho các thành viên trong gia đình. Không chỉ vậy, chị dâu tôi còn có tài nấu ăn rất tuyệt. Bữa cơm trong nhà hay những ngày giỗ chạp, chị thường về sớm trực tiếp nấu và trình bày rất đẹp mắt.
Cũng chỉ vì cái gương hiền thảo, nết na của chị dâu cả mà khiến tôi rất áp lực, luôn bị mang ra làm nền so sánh. Nếu xét về mọi mặt, quả thực tôi không có gì bằng chị ấy. Tôi chỉ làm một cán bộ ở huyện. Về gia cảnh và học thức cũng đều kém chị. Được cái là mọi người luôn nhận xét tôi là người chăm chỉ, hiền lành.
Tôi chẳng nề hà bất cứ việc gì từ khi về làm dâu. Sống cùng với bố mẹ chồng, mọi việc nội trợ đều tới tay tôi. Mẹ chồng gần như không phải bận đến tay. Mặc dù vậy, tôi vẫn không được lòng với mẹ chồng bằng chị dâu. Câu nói "xa thơm, gần thối" đúng là luôn đúng. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu vợ chồng tôi ở xa, thi thoảng về thăm nhà rồi biếu tiền, tặng quà khi có điều kiện như chị dâu thì có lẽ quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt hơn.
Mặc dù vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng việc gì cũng đến tay. Thế nhưng, chưa bao giờ mẹ chồng tôi khen tôi lấy một lời. Nếu tôi mà có đi làm về muộn là gây bất đồng lớn với mẹ chồng. Biết mẹ chồng sai mười mươi, tôi cũng chẳng dám cãi. Nhưng dường như mọi cố gắng của tôi đều không đủ.
Cùng là phận con dâu nhưng tôi chẳng khác là "con ghẻ", luôn bị lấy chị dâu ra so sánh. Có lần mẹ chồng tôi bị ngã gẫy chân phải vào viện. Dù bận công việc, tôi vẫn phải nghỉ phép để vào chăm. Vợ chồng anh cả không về được vì viện cớ công việc bận, chỉ gửi tiền về.
Thế nhưng chị lại quen bác sĩ ở Khoa nơi mẹ chồng tôi nằm. Người ấy là bạn học cùng chị và chị đã nhờ quan tâm hơn tới mẹ chồng tôi. Biết được điều này, mẹ chồng tôi cứ xuýt xoa rằng "may mà có chị dâu con quen bác sĩ ở viện nên mẹ được chăm sóc tận tình". Trong khi đó, mặc tôi chăm sóc mẹ chồng suốt cả ngày đêm, mẹ chồng tôi chẳng đếm xỉa. Bà cứ coi đó như là chuyện đương nhiên.
Khổ nhất là những ngày Tết đến. Tết trở thành nỗi ám ảnh với tôi. Việc mẹ chồng tôi so sánh giữa tôi và chị dâu càng nặng nề hơn. Chị dâu tôi không chỉ khéo léo trong ứng xử mà còn nấu ăn rất ngon. Việc trang trí, bày biện cỗ trông rất bắt mắt.
Tôi biết ý đã học hỏi nhưng không thể nào sánh được với chị. Vậy là, mỗi lần bưng mâm cỗ Tết lên là mẹ chồng tôi lại có câu "Nhà này chỉ có con Tho - (tên chị dâu) là đứa làm cơm ngon, bày biện đẹp nhất". Nghe lời mẹ chồng nói, tôi thấy rất chạnh lòng. Chồng tôi bảo với mẹ chồng tôi mỗi người một lợi thế, nhưng sau này khi mẹ già yếu thì vợ chồng tôi chính là người chăm sóc. Vậy nhưng, mẹ chồng tôi chẳng có vẻ gì thay đổi.
Tết sắp đến rồi mà tôi càng thấy tủi. Tôi lại phải tiếp tục chịu bài ca so sánh với chị dâu. Làm thế nào bây giờ để mẹ chồng tôi không còn tư tưởng này nữa đây?.
Dù gì tôi cũng là con rể, người trong nhà rồi mà bố vợ tôi vẫn coi tôi như kẻ "chuột xa chĩnh gạo" để rồi hắt...
Nguồn: [Link nguồn]