Ngành học của tương lai luôn "khát" nhân lực, hiện ít trường đào tạo, dễ kiếm việc làm với mức thu nhập cao

Sự kiện: Giới trẻ 2025
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ở Việt Nam có ngành học chuyên về việc xây dựng, vận hành metro với điểm chuẩn “dễ thở”, sẽ dễ kiếm việc sau khi tốt nghiệp.

Ngành dẫn đầu xu thế, điểm chuẩn vừa sức

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các tuyến metro tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều đô thị lớn khác đã đánh dấu một bước ngoặt trong hệ thống giao thông đô thị Việt Nam.

Hiện nay, có một số tuyến đường sắt trên cao đã đi vào hoạt động như Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM), Cát Linh - Hà Đông (TP.Hà Nội), Nhổn - Ga Hà Nội (TP.Hà Nội)... Không chỉ góp phần thay đổi diện mạo thành phố, giảm thiểu tình trạng kẹt xe, giúp người dân di chuyển nhanh hơn giữa các khu vực, các tuyến đường sắt đô thị còn mở ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành và khai thác hiệu quả.

Ngành Xây dựng đường sắt - Metro, một ngành học còn mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, đang trở thành lựa chọn đáng giá cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu, muốn tập trung phát triển trong lĩnh vực này.

Ngành Xây dựng đường sắt - Metro, một ngành học còn mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, đang trở thành lựa chọn đáng giá cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu, muốn tập trung phát triển trong lĩnh vực này.

Sinh viên theo đuổi ngành Xây dựng đường sắt - Metro sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc về xây dựng công trình giao thông, kết hợp với các kỹ năng chuyên sâu về thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống đường sắt đô thị.

Chương trình đào tạo không chỉ cung cấp những học phần cơ bản về địa chất, kết cấu, sức bền vật liệu mà còn tập trung vào các môn học đặc thù như thiết kế tuyến metro, công nghệ thi công hầm bằng máy đào TBM, tổ chức vận hành khai thác metro, an toàn giao thông đường sắt đô thị, hệ thống tín hiệu và điều khiển tự động. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia thực tập thực tế tại các công trình metro đang thi công hoặc cơ sở vận hành metro, giúp tiếp cận thực tế công việc ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Theo đề án đào tạo, sinh viên sẽ được tham gia thực hành, thực tập trực tiếp tại các dự án metro đang triển khai, phối hợp cùng các nhà thầu lớn… giúp sinh viên nhanh chóng làm quen môi trường làm việc thực tế, đáp ứng ngay yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị vận hành metro sau khi ra trường.

Theo đề án đào tạo, sinh viên sẽ được tham gia thực hành, thực tập trực tiếp tại các dự án metro đang triển khai, phối hợp cùng các nhà thầu lớn… giúp sinh viên nhanh chóng làm quen môi trường làm việc thực tế, đáp ứng ngay yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị vận hành metro sau khi ra trường.

Hiện nay, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng là cơ sở giáo dục hiếm hoi Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt cao tốc, đường sắt metro.

Năm 2024, điểm chuẩn ngành Xây dựng đường sắt - Metro tại Đại học Giao thông vận tải TP.HCM đạt 17 điểm theo phương thức xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là mức điểm khá "dễ thở" so với các ngành kỹ thuật vốn có mức cạnh tranh cao.

Trong năm 2025, trường ĐH Bách Khoa (TP.Đà Nẵng) sẽ mở tuyển sinh chuyên ngành Xây dựng đường sắt - Metro thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Khoa Xây dựng cầu đường. Dự kiến sẽ tuyển 60 chỉ tiêu, đào tạo trong 4,5 năm.

Để trở thành sinh viên của ngành này, thí sinh cần xét tuyển theo các tổ hợp thiên về khoa học tự nhiên như A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - Anh) hoặc D01 (Toán - Văn - Anh). Không chỉ cần kiến thức chuyên môn tốt, sinh viên ngành metro còn đòi hỏi tư duy logic nhạy bén, khả năng làm việc nhóm và đặc biệt là niềm đam mê với lĩnh vực xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng phức tạp.

Dễ tìm kiếm việc làm, thu nhập cực ổn định

Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng đường sắt - Metro rất rộng mở. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí kỹ sư vận hành, bảo trì hệ thống metro tại các Ban quản lý đường sắt đô thị, công ty vận hành metro, kỹ sư thiết kế, giám sát thi công hoặc quản lý dự án tại các tập đoàn xây dựng lớn trong và ngoài nước.

Ngành học của tương lai luôn "khát" nhân lực, hiện ít trường đào tạo, dễ kiếm việc làm với mức thu nhập cao - 3

Ngoài ra, sinh viên ngành này có cơ hội làm việc trong các cơ quan, tổ chức chuyên về quy hoạch và phát triển giao thông đô thị hoặc tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông quốc tế.

Về mức thu nhập, sinh viên mới ra trường ngành Xây dựng đường sắt - Metro có mức lương khởi điểm khá ấn tượng, dao động từ 10-12 triệu đồng/tháng. Nếu làm việc trong các dự án liên doanh hoặc dự án nước ngoài, thu nhập có thể từ 20 triệu đồng/tháng trở lên.

Đặc biệt, sau khoảng 3-5 năm kinh nghiệm, khi đã tích lũy được kỹ năng vận hành, bảo trì, quản lý hệ thống metro, mức lương trung bình của một kỹ sư ngành này có thể đạt từ 30-50 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn nếu đảm nhận vị trí trưởng nhóm hoặc quản lý kỹ thuật.

Ngoài hệ thống Metro trong nước, nếu sinh viên ngành này giỏi ngoại ngữ, vững kiến thức sẽ có cơ hội xuất ngoại làm việc tại các quốc gia đang phát triển hệ thống metro nhanh chóng như Philippines, Thái Lan, Indonesia… với mức lương hấp dẫn gấp nhiều lần.

Đây thực sự là một mức thu nhập đáng mơ ước, thể hiện đúng giá trị của nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông đô thị.

Tuy là ngành học "lạ" với phần đông học sinh, phụ huynh, nhưng thực tế, nhu cầu xã hội với nguồn nhân lực metro đã và đang tăng từng ngày. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ dám đi trước xu hướng, yêu thích khám phá công nghệ giao thông hiện đại và mong muốn xây dựng sự nghiệp ổn định, thu nhập cao ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngành học này khá mới ở Việt Nam nhưng luôn thu hút các bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin, điểm chuẩn các năm cao chót vót.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TẤN PHƯỚC ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN