Nếu chúng ta không thay đổi cách nghĩ, liệu sẽ còn bao nhiêu nam sinh bị xâm hại?
Liệu việc xâm hại tình dục nam giới có đang bị coi là “ít nghiêm trọng”?
Liệu việc xâm hại tình dục các nam thanh niên có đang bị coi là “ít nghiêm trọng”?
Vụ việc một thầy giáo trường cấp 2 tại Tây Ninh bị tố cáo xâm hại tình dục hàng loạt nam sinh đang gây rúng động trong xã hội. Tuy nhiên thực tế đáng buồn là nạn xâm hại tình dục ở nam giới vẫn chưa được chú ý đúng mức.
Một trường đại học ở Úc thậm chí còn lên tiếng bảo vệ kẻ xâm hại tình dục học sinh, và khủng khiếp hơn là nhiều người không lấy đó làm ngạc nhiên. Nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục, dù thuộc giới tính và lứa tuổi nào, thường lại là lý do để những người khác ngụy biện (và che chắn) cho hành vi tồi tệ của những kẻ xâm hại.
Ngay cả khi những kẻ xâm hại đã bị kết tội, chúng ta vẫn thường thấy có những người bênh vực cho bọn chúng.
Như vụ việc một cựu huấn luyện viên của Đại học St Kevin là Peter Kehoe đã bị kết tội về việc “gợi ý tình dục” đối với một học sinh 15 tuổi (lúc ấy đang học lớp 9). Sau đó, một nhà bình luận ở Úc đã nói rằng học sinh này chỉ “bị tán tỉnh”, thậm chí còn ủng hộ nhà trường vì đưa ra những lời nhận xét tích cực về Kehoe.
Mà “bị tán tỉnh” tức là thế này đây: Cậu học sinh 15 tuổi nói với Kehoe - lúc ấy là huấn luyện viên của mình - rằng mình sắp có một bài kiểm tra miệng môn tiếng Nhật. Kehoe bảo: “Đó không phải là việc duy nhất em phải làm bằng miệng”. Sau đó, Kehoe hỏi học sinh một từ nhạy cảm và bảo cậu ấy “cứ liếm bất kỳ lúc nào em muốn”.
Một hình ảnh giới thiệu Đại học St Kevin.
Năm ngoái, ở New Zealand, một cô giáo có quan hệ tình dục với hai học sinh nam đã bị kết án tù. Jaimee Marie Cooney là giáo viên nữ đầu tiên ở New Zealand bị kết án vì xâm hại tình dục học sinh. Như thế thì bạn đủ hiểu về tỷ lệ báo cáo và kết án đối với những kẻ xâm hại tình dục nam sinh.
Luật sư của Cooney nói rằng, việc xâm hại tình dục hai nam sinh 15 tuổi trong ô tô “không hề suy đồi”. Vị luật sư này cũng nói rằng hai nam sinh đó cũng cao to - đây là một kiểu bảo vệ mà chúng ta từng nghe thấy nhiều lần rồi ("những chàng trai đó cũng cao lớn, khỏe mạnh…"), tức là có yếu ớt gì hơn kẻ xâm hại đâu. May là quan tòa đã không bị thuyết phục bởi những lý lẽ đó và vẫn buộc Cooney nhận án tù.
Jaimee Marie Cooney bị kết án tù.
Cái kiểu đổ lỗi cho nạn nhân như thế càng củng cố một nền văn hóa mà trong đó, con trai rất ngại phải lên tiếng. Bởi cứ như thể là: “Làm sao mà xâm hại được một nam sinh cao to khỏe mạnh”!
Theo Mạng lưới Chấm dứt Bạo lực Tình dục Toah Nnest ở New Zealand thì việc xâm hại tình dục nam giới xảy ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ. Một nghiên cứu quốc tế mới đây chỉ ra rằng, có tới 1/6 số trẻ nam dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục theo cách nào đó.
Thế nhưng, các con số thống kê cho biết rằng, chỉ có 1/10 số vụ xâm hại tình dục được báo cáo, và cũng chỉ có 3/10 số vụ được báo cáo đó sẽ được đưa ra tòa. Trong đó, trẻ nam ít báo cáo về những vụ xâm hại hơn nhiều so với trẻ nữ. Và khi kẻ xâm hại lại là giáo viên và nạn nhân được bảo là đừng nói với ai, thì nạn nhân thường tin rằng mình được yêu quý đặc biệt, và khả năng lớn là sẽ không báo cáo.
Đôi khi, nạn nhân sẽ tin rằng mình được thầy cô yêu quý đặc biệt, và khả năng lớn là sẽ không báo cáo.
Chúng ta cần thay đổi cách mà chúng ta vẫn nói về xâm hại tình dục, đối với mọi giới tính và lứa tuổi. Đặc biệt, chúng ta cần phản đối những người dùng giới tính hoặc lứa tuổi của nạn nhân để cố làm giảm nhẹ hành động của những kẻ xâm hại.
Lẽ ra chúng ta không cần nhắc lại rằng bất kỳ ai dưới 16 tuổi đều KHÔNG THỂ cho phép các việc liên quan đến tình dục. Học sinh không bao giờ có thể cho phép giáo viên, huấn luyện viên hay bất kỳ ai có hành vi tình dục với mình.
Điều này cũng nhắc chúng ta về “sự nam tính độc hại”, tức là cái cách mà các bạn nam buộc phải giấu cảm xúc của mình, không được thể hiện “sự yếu đuối”. Rất nhiều bạn nam đã tin rằng, bạo lực là điều bình thường đối với giới tính của mình, và “con trai không được khóc”. Thậm chí, nhiều nam sinh còn sợ bị các bạn trêu là “gay” nếu bản thân là nạn nhân bị xâm hại tình dục bởi nam giới.
Có một thứ gọi là "sự nam tính độc hại".
Nhiều bác sĩ tâm lý kể rằng, có những bệnh nhân nam phải mất rất nhiều năm, qua rất nhiều khóa trị liệu để có thể gọi tên được cảm xúc của mình. Chỉ vì từ ngày nhỏ, họ đã được (bị?) người lớn bảo rằng “con trai không được khóc”, “con trai đừng có yếu đuối”…
Không dễ gì loại bỏ nạn xâm hại tình dục. Tất cả chúng ta đều cần có trách nhiệm. Nếu chúng ta không thay đổi cách nghĩ, cách nói, cách hành động, thì sẽ còn bao nhiêu học sinh phải chịu đựng nữa?
Nguồn: [Link nguồn]
Trước trường hợp này, nhiều cư dân trong tòa nhà đã kêu gọi sự giúp đỡ của các đơn vị liên quan để giải quyết.