Nam sinh Y khoa chế tạo dụng cụ đặt ống thở có camera hỗ trợ bệnh nhân COVID-19
“Giữa tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bộ đặt nội khí quản có camera là một dụng cụ tối cần thiết giúp giảm thiểu lây nhiễm giọt bắn từ bệnh nhân cho bác sĩ vì không những tạo được khoảng cách với bệnh nhân mà còn rút ngắn thời gian, giúp cứu sống bệnh nhân kịp thời, giảm nguy cơ lây nhiễm”, Đức chia sẻ.
Nguyễn Hồng Đức, sinh viên năm 3 khoa Y trường đại học Buôn Ma Thuột
Nguyễn Hồng Đức, sinh viên năm 3, lớp 18YA2 (khoa Y, trường Đại học Buôn Ma Thuột) nhà ở thành phố Đà Lạt. Từ nhỏ, Đức ước mơ trở thành bác sĩ, đam mê sáng chế. Đức mong tạo ra sản phẩm Y khoa “Made in Vietnam” có chất lượng tốt, giá thành rẻ để dễ dàng tiếp cận được đến nhiều bệnh nhân nghèo.
Bộ đặt nội khí quản có camera giúp quá trình đặt nhanh, gọn, chính xác
Bộ đặt nội khí quản có camera được Đức hình thành ý tưởng từ năm 2018, hoàn thiện đầu năm 2021. Dụng cụ này hỗ trợ bác sĩ đặt ống thở vào khí quản của bệnh nhân trong trường hợp cấp cứu suy hô hấp, hôn mê mất ý thức, đặc biệt là bệnh nhân suy hô hấp do COVID-19…
Đức (phải) nhận giải về sáng kiến mô hình giải phẫu
Đức chia sẻ, lần đi thực tập tại bệnh viện, thấy bác sĩ khó khăn khi đặt nội khí quản cho bệnh nhân bằng bộ đặt truyền thống. Đức tìm hiểu trên trang của Hiệp hội quản lý đường thở khó quốc tế DAS (Difficult Airway Society) chuyên cập nhật các phác đồ mới nhất về quản lý đường thở khó. Đức hiểu các ứng dụng mới trong lĩnh vực y khoa trên thế giới. Nhận thấy bộ đặt nội khí quản có camera nội soi giúp quá trình đặt nhanh, chính xác hơn, giải quyết được hầu hết các ca nội khí quản khó. Tuy nhiên, giá nhập bộ này về Việt Nam rất cao, chỉ có các bệnh viện lớn mới được trang bị.
Nguyễn Hồng Đức tặng bộ đặt nội khí quản cho Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk
Đức nghiên cứu, trải qua hàng chục mẫu thử nghiệm, chỉnh sửa liên tục dưới sự góp ý về chuyên môn của các bác sĩ gây mê hồi sức bệnh viện Bộ Công An 199 Đà Nẵng, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Trung Ương Huế, trường Đại học Buôn Ma Thuột hỗ trợ về mô hình thử nghiệm.
Đức hoàn thiện được sản phẩm và áp dụng tốt trên lâm sàng, được các bác sĩ chuyên ngành đánh giá rất cao. Giá thành gần 5 triệu đồng/bộ sản phẩm rẻ gấp 20 lần so với sản phẩm tương tự nhập từ nước ngoài.
Hiện Đức đã tặng trên 30 bộ đặt nội khí quản có camera cho các bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị COVID-19 tại TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.
Đức tham gia sáng chế ở cộng đồng sáng tạo
Đức cho biết: “Khi chế tạo ra, tôi đã bán được một số sản phẩm. Bản thân muốn góp phần nhỏ, giúp giảm gánh nặng cho các bác sĩ ở tâm dịch, mang lợi ích đến cho bệnh nhân. Tôi trích một phần kinh phí và làm tặng các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân mắc COVID-19”.
Đức thí điểm bộ đặt nội khí quản trên mô hình tại trường đại học Buôn Ma Thuột
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thanh, Trưởng khoa Y trường Đại học Buôn Ma Thuột nhận xét, Đức là một sinh viên xuất sắc, tham gia nhiều sáng kiến sáng tạo ra mô hình tự học hiệu quả được nhà trường đánh giá cao và trao giải. Đức nghiên cứu cải tiến bộ đặt nội khí quản phù hợp điều kiện của nước ta. Sau khi sản phẩm hoàn thiện, Đức thí điểm trên mô hình tại phòng thực hành của trường. Nam sinh đến các bệnh viện lớn xin phép được thực hiện. Họ phản hồi sáng kiến của em rất hữu ích.
Đức và cô Thanh tại trường đại học Buôn Ma Thuột
"Dụng cụ sau khi được kiểm nghiệm, chứng nhận, giá trị của nó càng hữu ích hơn trong tình hình dịch COVID-19, vì hạn chế sự tiếp xúc gần giữa bác sĩ và bệnh nhân khi làm thao tác đặt nội khí quản. Ngoài ra em còn sản xuất ủng hộ cho tâm dịch. Các bác sĩ tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương (thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện 30/4 Bộ công an cùng với nhiều bệnh viện điều trị COVID-19 khác đã có những phản hồi rất tốt", bác sĩ Thanh cho biết.
Nguồn: [Link nguồn]
Vì dịch COVID-19 mà ngay cả khi con đã 9 tháng tuổi, Mỹ Ngọc vẫn chưa thể tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, cô thấy hạnh...