Nam sinh TPHCM giành vòng nguyệt quế Olympia với điểm số hơn tổng điểm 3 bạn cùng chơi

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nam sinh trường PT Năng khiếu (ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh) liên tục dẫn đầu đoàn leo núi và giành chiến thắng cách biệt trong trận tháng đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25. Điểm số của cậu hơn tổng điểm ba người cùng chơi.

Trận thi tháng đầu tiên quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 với bốn thí sinh tranh tài: Trần Lê Minh Triết (PT Năng khiếu, ĐHQG TPHCM, TPHCM), Lục Duy Mạnh (THPT Chợ Đồn, Bắc Kạn), Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam) và Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.Hồ Chí Minh).

Phần thi Khởi động, Minh Triết tạo ưu thế dẫn đầu với 70 điểm, Duy Mạnh 60 điểm, Minh Quyết 55 điểm và Trọng Nghĩa 5 điểm.

Minh Triết là thí sinh giải được ẩn số chướng ngại vật.

Minh Triết là thí sinh giải được ẩn số chướng ngại vật.

Phần thi Vượt chướng ngại vật, ẩn số cần tìm gồm 7 chữ cái. Hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi: Tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha là sáu… chính thức của Liên Hợp Quốc. Bốn thí sinh ghi điểm với đáp án “Ngôn ngữ”.

Chương trình chưa kịp lật mở ô hình ảnh gợi ý đầu tiên, Minh Quyết nhấn chuông trả lời ẩn số chướng ngại vật, nhưng không thành công và phải dừng cuộc chơi.

Ba thí sinh còn lại đến với hàng ngang thứ hai được lựa chọn có câu hỏi: Hãy tìm đúng từ để có được câu khẩu hiệu của Olympic: “… hơn, Cao hơn, Mạnh hơn – Cùng nhau”. Duy Mạnh là người duy nhất đưa ra câu trả lời và ghi được điểm với đáp án “Nhanh”. Tiếp đó, Duy Mạnh có tín hiệu trả lời ẩn số chướng ngại vật, nhưng không chính xác.

Hai thí sinh Minh Triết và Trọng Nghĩa tiếp tục đến với hàng ngang thứ ba, hàng ngang thứ tư được lựa chọn lần lượt với câu hỏi: Tổng của một dãy gồm 7 số chẵn liên tiếp là 14112. Hỏi số lớn nhất của dãy giá trị là bao nhiêu?; Ngày 21/5/2024, Hội đồng EU đã thông qua một đạo luật lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới, thiết lập khuôn khổ pháp lý và quy định cho một đối tượng đặc biệt, chỉ có ở thời đại công nghệ. Đối tượng đó là gì? Đáp án hai câu hỏi này vẫn là ẩn số.

Bước vào câu hỏi ô trung tâm: Thuật ngữ nào để chỉ một chương trình trí tuệ nhân tạo được thiết kế nhằm mô phỏng lại các cuộc trò chuyện với người dùng thông qua nền tảng Internet?. Minh Triết nhanh chóng nhấn tín hiệu trả lời chính xác ẩn số chướng ngại vật cần tìm là “Chat GPT”.

Sau lượt chơi thứ hai, Minh Triết dẫn đầu với 100 điểm, Duy Mạnh 80 điểm, Minh Quyết 65 điểm, Trọng Nghĩa 15 điểm.

Minh Triết tận dụng tốt phần thi Tăng tốc để ghi điểm.

Minh Triết tận dụng tốt phần thi Tăng tốc để ghi điểm.

Phần thi Tăng tốc, Minh Triết tận dụng tốt nhất các cơ hội để bứt phá. Điều này đã giúp nam sinh trường Năng khiếu nới rộng khoảng cách điểm số với ba người cùng chơi. Cụ thể, Minh Triết 210 điểm, Minh Quyết 105 điểm, Duy Mạnh 100 điểm, Trọng Nghĩa 65 điểm.

Phần thi Về đích, Minh Triết lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 20 điểm. Cậu để Minh Quyết có quyền trả lời ở hai câu đầu, nhưng kịp ghi điểm ở câu cuối về thực hành Vật lý để về chỗ với 230 điểm.

Ba thí sinh còn lại dù có cố gắng, nhưng không mấy thành công trong lượt thi về đích của mình, nhất là Trọng Nghĩa.

Trần Lê Minh Triết giành vòng nguyệt quế trận tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia 25.

Trần Lê Minh Triết giành vòng nguyệt quế trận tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia 25.

Kết thúc trận tháng I quý I Đường lên đỉnh Olympia, Trần Lê Minh Triết (PT Năng khiếu, ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh) giành vòng nguyệt quế với tổng điểm 260 điểm.

Hai thí sinh Lục Duy Mạnh (THPT Chợ Đồn, Bắc Kạn) và Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam) cùng giành được 110 điểm. Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.Hồ Chí Minh) rời cuộc chơi ở vạch xuất phát.

Nam sinh Nguyễn Lâm Vũ (THPT Lý Tự Trọng, Khánh Hoà) với phong độ ổn định, đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế trận tuần đầu tiên quý IV Đường lên đỉnh Olympia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Kha ([Tên nguồn])
Đường lên đỉnh Olympia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN