"Năm nay không được về ngoại ăn Tết, em sẽ ly hôn"

Đã 5 năm trôi qua, cô chưa một lần về quê ăn Tết cùng gia đình. Cảm giác uất ức, chịu đựng dồn nén suốt bao năm khiến cô quyết định ly hôn nếu chồng không thỏa hiệp với cô lần này.

Tôi biết rất rõ những quyết định của mình. Nếu anh không đồng ý, tôi sẽ ly hôn. (Ảnh minh họa)

Tôi biết rất rõ những quyết định của mình. Nếu anh không đồng ý, tôi sẽ ly hôn. (Ảnh minh họa)

"Kể từ khi cưới nhau, năm nào chúng ta cũng về quê nhà anh ăn Tết. Nhà anh năm nào cũng vui vẻ, rộn ràng tiếng cười nhưng còn nhà tôi thì sao? Anh đã bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh nhà tôi? Cha mẹ tôi không biết buồn, không biết cô đơn khi xa con gái sao?

Tôi chịu hết nổi rồi, năm nay mẹ tôi bị bệnh không thể làm được gì. Đến mẹ ruột mình bị bệnh mà anh còn không cho tôi về quê thăm bà, anh có còn tình người nữa không vậy? Nếu anh yêu tôi thực lòng, anh tự phải biết những gì mình nên làm, còn nếu anh không đồng ý để tôi về nhà mẹ đẻ dịp Tết này, chúng ta ly hôn đi".

Anh không ngờ một người vợ nhu mì, hiền lành như cô lại có thể nói những lời như vậy với chồng mình. Lúc cô nói xong, nước mắt không ngừng rơi, nỗi oan ức nhiều năm cuối cùng cũng được trút bỏ. Cô cảm thấy vô cùng dễ chịu. 

Anh và cô năm nào cũng cãi nhau khi Tết sắp đến, lý do duy nhất là câu hỏi "Về quê nội hay quê ngoại ăn Tết". Kể từ khi lấy chồng, cô sống phụ thuộc và chưa bao giờ được về nhà cha mẹ đẻ vào dịp năm mới. Vì chồng cô khó tính, anh nói rằng cha mẹ sẽ giận nếu gia đình anh không về quê ăn Tết, rồi hàng xóm đồn thổi không hay. Thế nên, anh chưa bao giờ nhượng bộ trong vấn đề này.

Cô là người không muốn gia đình phải bất hòa. Lúc đầu cô cũng cố gắng thuyết phục chồng, nhưng rồi nhận ra không thể thay đổi được kết quả nên chiến tranh lạnh. Chồng cô lại cho rằng, chiến tranh lạnh này là thỏa hiệp, là đồng ý.

Thấm thoắt đã 5 năm trôi qua, cô chưa được một lần về quê ngoại ăn Tết. Cô nhớ như in lần đầu tên về ăn Tết nhà nội, mẹ ruột cô điện thoại nói rằng, cô cần phải siêng năng, đảm đang, phụ giúp mẹ chồng nấu nướng, dọn dẹp, có như vậy gia đình chồng mới yêu mến.

Cô đã nghe lời mẹ, về quê chồng, cô rất siêng năng, chỉn chu mọi thứ, dù là dọn bàn hay rửa bát, cũng đều lao vào làm. Cô nhớ bữa tối giao thừa năm đó, một mình cô tất bật làm mâm cỗ cúng, sau khi dọn đồ ăn lên bàn, vì bận chút chuyện dưới bếp nên lên sau. Thế nhưng, khi ngồi được vào bàn cũng là lúc cả nhà đã ăn hết, chẳng ai nhớ đến gọi cô một câu lên ngồi ăn cùng. Cô cảm thấy rất uất ức nhưng vẫn lẳng lặng tiếp tục dọn dẹp chén bát sau đó.

Cô nhớ có một lần khi cô làm há cảo, có 2 loại là nhân chay và nhân thịt. Mẹ chồng gắp loại nhân thịt đặt vào bát của con trai và con gái bà, sau đẩy hết nhân chay sang chỗ cô. Hành động này khiến cô nghĩ rằng, dù mình có cố gắng thế nào đi chăng nữa, cô vẫn như người dưng khác máu tanh dòng trong gia đình này.

Năm ngoái, khi cô về quê chồng ăn Tết, cô nghĩ bản thân mình dù có cố gắng ra sao cũng không được ghi nhận. Thấy chồng ngồi trong nhà xem tivi, cô cũng vào xem tivi, thấy mẹ chồng nấu cơm, cô viện cớ đưa con ra ngoài. Mẹ chồng tuy khó chịu nhưng không nói gì, thái độ của bà chưa bao giờ tốt hơn.

Dù cảm thấy không thoải mái nhưng cô vẫn không có ý muốn thân thiện với gia đình chồng lúc này. Không phải cô chưa từng đối xử chân thành với gia đình chồng, cũng không phải cô không muốn cố gắng, chỉ là những đóng góp của bản thân lại bị họ coi thường. Không ai biết ơn những gì cô làm, vậy hà cớ gì cô phải gồng mình lên mà cố lấy lòng họ.

Những năm qua, cô đã lựa chọn thỏa hiệp nhưng năm nay chỉ hơn tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán. Mặc dù không muốn chủ động đưa ra chủ đề mà cô biết chắc chắn rằng sẽ cãi nhau với chồng, nhưng cô vẫn muốn bản thân nói ra suy nghĩ của mình.

Bởi vì năm nay, tình hình sức khỏe của mẹ cô xấu đi rất nhiều, hơn nửa tháng gần đây bà chỉ nằm trên giường. Cô cảm thấy có lỗi khi không thể nghỉ làm để trở về quê thăm bà. Khi gọi video cho mẹ, cô thấy những nếp nhăn hằn sâu thêm trên khóe mắt, tóc của bà ngày càng bạc trắng, người xanh xao, ốm yếu.

Cha mẹ cô đều đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe không được tốt lắm. Cô nghĩ họ không còn sống được bao lâu nữa, bản thân thực sự là đứa con gái bất hiếu, từ khi lấy chồng cô rất ít khi về quê thăm cha mẹ. Tết nhà nhà sum họp với nhau nhưng gia đình cô chỉ có mỗi đứa con gái thì lại đi lấy chồng, năm nào cha mẹ cô cũng chỉ lủi thủi một mình ở nhà.

 Năm nay, cô nói sẽ không để cha mẹ mình ăn Tết trong cô đơn nữa. Cô biết một khi đã nói ra chủ đề này, chắc chắn sẽ cãi nhau với chồng, rồi chiến tranh lạnh, nếu chồng cô vẫn không hiểu vợ, cuộc hôn nhân thật sự chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Cô vẫn le lói hy vọng chồng có thể thông cảm cho mình nhưng trái ngược lại với những gì cô nghĩ, anh vẫn không đồng ý và có thái độ rất cứng rắn. Gia đình 3 người phải trở về quê nội ăn Tết, không có gì phải bàn bạc nữa. Quá bất lực, cô nói sẽ ly hôn.

Chồng cô sửng sốt trước những gì mình nghe thấy, anh lay mạnh vai cô rồi nói: "Em muốn ly hôn chỉ vì không được về quê ăn Tết với gia đình mình ư. Em đùa anh hả? Em suy nghĩ cái kiểu gì vậy. Năm nào em cũng ngoan cố với vấn đề này, nếu gia đình chúng ta không về quê nội ăn Tết, anh biết ăn nói thế nào với mọi người đây?".

Cô thậm chí không còn đủ sức để giải thích nhưng vẫn cố gắng gượng nói: "Tôi biết rất rõ những quyết định của mình. Nếu anh không đồng ý, tôi sẽ ly hôn. Khi đó, anh không còn có quyền can thiệp vào bất kỳ quyết định nào của tôi nữa. Tôi chọn lấy chồng xa là vì yêu anh. Thế nhưng, có vẻ như bây giờ anh không còn yêu tôi nhiều nữa. Là một người chồng nhưng anh quá ích kỷ với vợ mình. Hôn nhân kiểu này là vô nghĩa".

Nhiều phụ nữ lấy chồng xa như cô thường gặp vấn đề này mỗi khi Tết đến. Sau khi kết hôn, việc trở về quê ngoại ăn Tết dường như trở thành mong ước xa hoa của họ. Nhìn gia đình người khác đoàn tụ với nhau, họ chỉ có thể buồn bã gọi điện cho cha mẹ mình. Cảm giác này thực sự rất đau lòng.

Tất nhiên, không phải chỉ phụ nữ lấy chồng xa mới gặp phải những vấn đề như vậy. Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng hạnh phúc đã tìm ra lời giải cho bài toán về nhà nội hay nhà ngoại trong dịp năm mới. Có những người đã lựa chọn cách năm này về quê nội, năm sau về quê ngoại, hoặc đón cả 2 bên gia đình lên ở cùng mình vào dịp Tết.

Nguồn: [Link nguồn]

Lấy chồng 24 năm chưa lần nào chồng cho về quê ngoại ăn tết, phản ứng liền bị bạt tai cả chục cái

Cuộc sống của Lê chẳng khác gì địa ngục nhưng chị vẫn không dám rời xa người chồng vũ phu của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Read ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN