Muốn thành công vượt trội, nhất định phải vượt qua 3 nỗi sợ này
Thành công có thể được dự đoán dựa trên khả năng hiểu và đánh giá nỗi sợ. Bất kể bạn là ai và làm việc trong lĩnh vực nào, muốn thành công bạn cần vượt qua 3 nỗi sợ hãi cụ thể này.
Nỗi sợ hãi như một lưỡi dao găm sắc hằn sâu vào tâm trí của nhiều người. Nỗi sợ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đạt được các mục tiêu cá nhân hay nghề nghiệp của bạn, thậm chí quyết định bạn có đạt được hạnh phúc hay không. Cách bạn đối mặt với nỗi sợ sẽ quyết định khả năng thành công của bạn.
Thành công có thể được dự đoán dựa trên khả năng hiểu và đánh giá nỗi sợ. Bất kể bạn là ai và làm việc trong lĩnh vực nào, muốn thành công bạn cần vượt qua 3 nỗi sợ hãi cụ thể này.
1. Sợ thất bại
Nếu chúng ta phải đứng trước 2 cánh cửa, một là thành công và một là thất bại, dám chắc sẽ có rất ít người, thậm chí là không có ai dám lựa chọn bước qua cánh cửa thất bại.
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy lớn lên phải thành công, phải trở thành người này người kia, thành công thì luôn tốt hơn thất bại, chiến thắng mới là người thành công, thua cuộc chỉ là kẻ thất bại.
Suy nghĩ này khiến bạn cảm thấy thất vọng, xấu hổ hay bối rối trước bạn bè khi thất bại và tự hào, cảm thấy hãnh diện khi thành công. Chúng ta bắt đầu có ác cảm với thất bại và những người có nỗi sợ thất bại quá lớn thường sẽ:
- Từ chối mọi cơ hội cá nhân và nghề nghiệp trừ khi chúng có thể đảm bảo thành công 100% hay đã được loại trừ tất cả rủi ro. Những người này thường xuyên nói “không” với cơ hội và ngay cả với cơ hội tốt, họ vẫn không dám bắt lấy vì nỗi sợ thất bại lớn hơn bất cứ lợi ích nào do thành công có thể đem đến cho họ.
- Chống lại sự thay đổi: Một khi đã học hay thành thạo điều gì đó, những người này sẽ tìm mọi cách bám trụ và không dám thay đổi, thử nghiệm điều mới vì sợ thất bại.
- Bị ám ảnh bởi ý kiến của người khác: Cuối cùng, họ để những lời phán xét của người khác tạo ra sự trì trệ trong cuộc sống của chính mình, cũng vì vậy mà giảm đi khả năng thành công.
2. Sợ bị từ chối
Hầu hết chúng ta đều muốn được người khác đồng ý, chấp nhận yêu cầu của mình và điều này là hết sức bình thường. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn giữa việc không thoải mái khi bị từ chối và sợ bị từ chối đến mức vì nó mà cản trở chính công danh sự nghiệp của mình.
Nỗi sợ bị từ chối là sự phản ánh của những lo lắng mà bạn có khi không được chấp nhận. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn sợ quá mức việc bị người khác đánh giá và chế nhạo. Những người có nỗi sợ bị từ chối thường sẽ:
- Trở thành người luôn cố làm hài lòng người khác: Họ không biết nói “không” và sẽ cố gắng đồng ý với mọi đề nghị của người khác dù không thích hay không thực sự muốn làm. Lý do là bởi họ sợ mình làm phật ý mọi người, không được yêu mến hay chấp nhận.
- Chờ đợi người khác đưa ra lời đề nghị thay vì chủ động: Họ sẽ không có đủ dũng khí để là người chủ động, thay vào đó là chờ đợi người khác. Họ không dám là người đề nghị được thăng chức tăng lương dù bản thân xứng đáng vì sợ bị từ chối mà sẽ chờ tới khi cấp trên tự đề bạt.
3. Sợ thành công
Thoạt nghe có vẻ nực cười phải không? Ai mà lại sợ thành công cơ chứ? Thế nhưng nỗi sợ này hoàn toàn có thật. Một số người có nỗi sợ về thành công còn hơn là thất bại. Thành công có nghĩa là thay đổi và điều đó có thể mang lại sự chú ý không mong muốn từ những người khác, bị người này người kia nói qua nói lại. Càng thành công, bạn sẽ càng được nhiều người chú ý, ngưỡng mộ nhưng cùng với đó cũng là có nhiều kẻ ganh ghét hơn.
Một lý do khác khiến mọi người sợ sự thành công chính là: Thành công tạo ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng mới cao hơn. Khi bạn thành công, mọi người sẽ nâng dần mức kỳ vọng về bạn, mong đợi nhiều hơn ở bạn và cho rằng bạn cần phải đạt được kết quả cao hơn thế ở những lần sau.
Nỗi sợ thành công là sợ áp lực và không muốn chịu trách nhiệm. Đó là nỗi sợ về sự chú ý và kỳ vọng mới. Những người có nỗi sợ thành công quá lớn thường làm những việc như:
- Có ý thức hoặc vô thức để việc thất bại thành dường như không thể tránh khỏi với mình. Họ sẽ tìm ra lý do để trì hoãn với các nhiệm vụ có thể giúp mình mở ra những cơ hội mới.
- Đặt ra các tiêu chuẩn và kỳ vọng thấp cho bản thân. Họ thực sự ghét bị người khác đem lên bàn cân rồi soi xét và lo lắng về ánh nhìn của người khác về mình.
Động lực là sự thúc đẩy bên trong của con người, nếu được "kích thích" đúng cách sẽ tạo ra những thay đổi...
Nguồn: [Link nguồn]