Mẹ đảm ở Hà Tĩnh làm vườn dưa treo trên sân thượng, thu 600 quả ngọt một mùa

Dưa hấu vốn là cây thân bò trên mặt đất nhưng do trồng ở sân thượng hạn chế không gian nên chị Thanh quyết định làm giàn treo. Vụ dưa năm nay, chị về đích thành công hơn 100 gốc, thu 600 quả, mỗi quả nặng 1,5 - 2kg.

Cách đây 4 năm, xuất phát từ nhu cầu cung cấp rau sạch cho gia đình và xử lý rác thải hữu cơ từ nhà bếp thành nguồn phân bón giúp bảo vệ môi trường, chị Hồng Thanh (ở TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) bắt tay vào làm vườn, trồng trọt trên cao.

Chị Thanh cho biết, sẵn có ý định trồng cây từ trước nên khi xây nhà, chị yêu cầu thợ thiết kế một sân thượng ở trên cùng, tầng 4, rộng 70m2. Ngoài ra còn có ban công tầng 4 rộng 40m2 và ban công tầng 3 với diện tích 30m2.

Chị Hồng Thanh làm vườn trên sân thượng từ năm 2020

Chị Hồng Thanh làm vườn trên sân thượng từ năm 2020

Tổng diện tích khu vườn ở cả 3 tầng là 140m2. Toàn bộ hệ thống lan can sân thượng và ban công đều gắn sẵn cả trăm bình, chậu trồng hoa để làm hàng rào thay cho lan can thông thường. Hệ thống chống thấm cũng được xử lý kỹ lưỡng ngay từ đầu.

Trên sân thượng tầng 4, chị ưu tiên trồng các loại rau quả theo từng thời điểm và mùa vụ như: Nho, dưa hấu, cà chua, dâu tây, cà tím, xà lách, rau cải, cải kale, bắp cải, các loại ớt cay, các loại rau thơm...

Ngoài ra, chị còn trồng các loại hoa theo mùa ở ban công tầng 4 và trồng các loại cây gia vị như cây chanh, cây chanh chúc, ớt cay... ở ban công tầng 3.

Vườn hoa ở ban công tầng 4 là không gian thư giãn mỗi ngày của chị Thanh và các thành viên trong gia đình

Vườn hoa ở ban công tầng 4 là không gian thư giãn mỗi ngày của chị Thanh và các thành viên trong gia đình

Một góc xanh mát ở ban công tầng 3

Một góc xanh mát ở ban công tầng 3

Từ năm ngoái, chị Thanh bắt đầu thử trồng dưa hấu Thái Lan, gồm 4 giống là: Vỏ vàng ruột đỏ, vỏ xanh ruột vàng, vỏ xanh ruột cam và vỏ xanh ruột đỏ.

Theo nữ đầu bếp, dưa hấu là cây ngắn hạn, từ lúc gieo hạt đến khi thu quả chỉ mất khoảng 80 ngày. Vì sân thượng khá rộng nên chị trồng mỗi năm một mùa chuyên dưa hấu để tiện chăm sóc.

Vốn là đầu bếp, chị Thanh quan niệm việc làm vườn trên sân thượng cũng như nấu ăn, không chỉ đòi hỏi chất lượng mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ

Vốn là đầu bếp, chị Thanh quan niệm việc làm vườn trên sân thượng cũng như nấu ăn, không chỉ đòi hỏi chất lượng mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ

Dưa hấu vốn là cây thân bò trên mặt đất, nhưng diện tích trên sân thượng không đủ cho cây bò nên chị Thanh quyết định làm giàn leo, vừa tiết kiệm diện tích, vừa tăng tính thẩm mỹ cho vườn.

Khi dưa đạt trọng lượng khoảng 0,5kg, chị gác quả lên giàn, lót một lớp lá khô tránh nóng khi tiếp xúc với giàn sắt. Lúc dưa bắt đầu chín, chị cho buông xuống, dùng dây đan làm giá đỡ để quả không bị rơi.

“Trong quá trình tháo dưa trên giàn cho buông xuống, đôi khi mình không đỡ kịp vẫn để rơi vỡ khá nhiều”, chị hài hước kể.

Thay vì để dưa hấu bò dưới đất như thông thường, chị Thanh làm giàn

Thay vì để dưa hấu bò dưới đất như thông thường, chị Thanh làm giàn

Từ vụ dưa đầu tiên vào năm ngoái khá thành công, năm nay, chị Thanh tiếp tục “về đích” với 102 gốc dưa, thu khoảng 600 quả, mỗi quả nặng trung bình từ 1,5 – 2kg.

Ngoài để gia đình sử dụng, chị còn chia sẻ thành quả lao động với bạn bè, người thân và hàng xóm xung quanh. Số dưa hấu còn dư, chị đem bán.

Chị Thanh thừa nhận, để có vườn dưa hấu trĩu quả trên sân thượng đòi hỏi tốn không ít thời gian và công sức, nhất là giai đoạn mới làm vườn, phải vận chuyển mọi thứ lên trên cao.

Vườn dưa hấu là nơi nữ gia chủ yêu thích và dành nhiều tâm huyết

Vườn dưa hấu là nơi nữ gia chủ yêu thích và dành nhiều tâm huyết

Về giá thể trồng dưa, chị mua đất phù sa về tự trộn với tỷ lệ: Đất 40%, phân chuồng hoai mục 35%, vỏ trấu 15%, vỏ trứng xay mịn 5%, vôi bột, đạm cá tự ủ và trichoderma 5%.

Đất được phơi ủ ít nhất một tuần, đậy khi trời mưa. Chị lấy một phần đất đã ủ cho vào bầu ươm, ngâm hạt qua đêm, ủ lên mầm rồi tiến hành gieo hạt vào bầu ươm cho đến khi cây phát triển hai lá thì tiến hành trồng.

“Dưa hấu thường hay mắc các bệnh như: Bệnh chết thắt cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng. Những bệnh này thường do mầm bệnh từ nguồn đất gây ra.

Vì vậy, mình đặc biệt chú ý khâu xử lý đất kỹ lưỡng, ủ đất với phân, vôi, trấu, vỏ trứng và trichoderma tầm một tháng trước khi gieo trồng”, chị nói.

Mẹ đảm ở Hà Tĩnh làm vườn dưa treo trên sân thượng, thu 600 quả ngọt một mùa - 7

Công đoạn xử lý đất trước khi gieo trồng được xem là quan trọng nhất

Công đoạn xử lý đất trước khi gieo trồng được xem là quan trọng nhất

Ngoài đất, nữ gia chủ cũng lưu ý cung cấp dinh dưỡng cho cây thường xuyên bằng phân bò, phân gà, rác nhà bếp ủ hoai, dịch chuối trứng, đạm cá. Lượng bón mỗi lần một ít để tránh gây sốc cũng như dư thừa trôi ra ngoài lãng phí và bón thường xuyên hai ngày một lần để cây luôn nạp đủ dinh dưỡng.

Vì làm vườn theo hướng hữu cơ nên khu vườn của chị Thanh cũng không tránh khỏi vấn đề sâu bệnh. Để khắc phục điều này, chị bón vôi và trichoderma ủ đất trước nhằm mục đích xử lý các nguồn bệnh.

Những trái dưa hấu vỏ vàng ruột đỏ lúc lỉu trên giàn

Những trái dưa hấu vỏ vàng ruột đỏ lúc lỉu trên giàn

Dưa hấu trồng trên sân thượng được nữ gia chủ nhận xét là ruột đỏ đậm, có vị ngọt và thanh mát hơn so với dưa trồng dưới đất

Dưa hấu trồng trên sân thượng được nữ gia chủ nhận xét là ruột đỏ đậm, có vị ngọt và thanh mát hơn so với dưa trồng dưới đất

Bên cạnh đó, chị còn thường xuyên kiểm tra cây trồng để bắt sâu, phun thuốc trừ sâu sinh học tự chế từ rượu, tỏi, ớt. Để diệt ốc, buổi tối chị bỏ vỏ dưa hấu dưới gốc cây, sáng mai lật vỏ dưa lên sẽ thấy ốc bám kín.

Chị cũng nhổ bỏ những cây bị bệnh rồi xử lý lại đất và trồng cây dự phòng vào.

Chị Thanh thu hoạch và thưởng thức dưa hấu tự trồng trên sân thượng

Dù quá trình trồng trọt và chăm sóc vườn khá vất vả, nhưng chị Thanh cảm thấy mọi công sức đều được đền đáp bởi thành quả ngọt ngào. Khu vườn trở thành chốn thư giãn hàng ngày của gia đình, thu hút nhiều người khác đến tham quan, chụp ảnh.

“Để có được thành quả ấy, người làm vườn cũng phải trải qua nhiều tình huống dở khóc dở cười. Ví dụ như trị chuột không được, mình quyết định nuôi chó để đuổi chuột. Kết quả là, vườn rau xanh mởn bỗng chốc tan hoang sau một đêm.

Rồi có khi trồng dưa mà dưa bị rơi, vỡ tung tóe trên mái nhà của những hộ lân cận, mình lại phải trèo sang dọn dẹp cho sạch thì thôi…”, chị Thanh vui vẻ kể.

Ảnh và video: Hồng Thanh

Nguồn: [Link nguồn]

“Cân bằng là chìa khoá của cuộc sống hạnh phúc” - đó là quan điểm sống của Trần Thị Mỹ Thuận (sinh năm 1995). Sau thời gian lập nghiệp tại TP. HCM, cô...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thảo Trinh ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN