Mang thai nhưng vẫn còng lưng cơm nước phục vục cả nhà, còn chồng thì bận hú hí với nhân tình
Họ vốn dĩ không còn tính người, tất cả những người trong gia đình đó đều lợi dụng thể xác và tiền bạc của tôi mà thôi.
Chịu đựng như vậy là quá đủ rồi, ly hôn là sự giải thoát tốt nhất cho tôi. (Ảnh minh hoạ)
Hoàn cảnh gia đình của tôi không tốt lắm, tôi phải bỏ học từ rất sớm để đi làm phụ giúp gia đình. Tôi vẫn hiểu nếu không có một tấm bằng, hoặc ít nhất một kỹ năng nào đó thì tương lai của tôi sẽ rất mù mờ. Sớm nhận ra được điều đó, tôi đã đi học về làm đẹp và chăm sóc da trong 2 năm, sau đó nhờ bố mẹ đứng ra vay nên đã mở được một cửa tiệm của riêng mình.
Tôi gặp chồng qua bạn bè giới thiệu, gia cảnh nhà anh cũng không khá giả cho lắm. Bỏ qua những rào cản ban đầu, tôi vẫn ưng anh và chấp nhận đi làm dâu nhà người ta. Tuy nhiên, có một điều tôi hay lăn tăn là mẹ chồng tôi thường xuyên ốm yếu. Tiền anh làm ra bao nhiêu cũng đều mua thuốc thang cho mẹ, bởi vậy gia đình anh cũng nợ nần nhiều nơi. Mặc dù tôi mua được nhà riêng, nhưng việc trang trí trong nhà lại phải nghe theo lời của mẹ chồng nên tôi có chút khó chịu.
Sau khi kết hôn, chồng và người thân trong nhà đã thuyết phục tôi trả giúp các khoản vay trước đây. Dẫu vậy, tôi nghĩ là người thân trong nhà thì bổn phận cũng nên chia sẻ bớt gánh nặng trong gia đình. Sức khoẻ của mẹ chồng ngày càng xấu, lúc nào cũng cần có người túc trực ở bên cạnh chăm sóc. Tôi vừa phải làm việc quần quật bên ngoài, về đến nhà còn ghé qua nhà anh cơm nước hầu hạ mẹ chồng, nhiều lúc tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
Trong khi đó, chồng kiếm ít tiền hơn tôi, nhưng mỗi khi về đến nhà anh lại hay la hét, than thở mệt mỏi đủ kiểu. Thậm chí có lúc tôi còn phải mát xa cho chồng và cả mẹ chồng. Gia đình chồng mình ăn thứ gì, bất kể nó có đắt đi chăng nữa tôi cũng phải ráng xoay sở để mua.
Tôi có ngờ đâu, sự hy sinh của mình chẳng là gì trong mắt nhà họ. Chồng tôi còn lén giấu sổ tiết kiệm của bản thân đưa cho mẹ giữ. Chi phí sinh hoạt trong gia đình hầu như phó thác hết cho tôi vì anh bảo rằng lương chỉ đủ tiêu. Nhiều lúc tôi và anh cãi lộn với nhau về vấn đề chuyện tiền nong. Anh nói tôi coi trọng tiền bạc hơn bất kỳ điều gì khác, nghe thấy những lời này tôi chán nản vô cùng và không muốn tiếp tục cãi nhau nữa.
Sự việc chưa dừng lại ở đó, chẳng hiểu thế nào bây giờ chồng lại đón mẹ đến ở cùng với chúng tôi với lý do là “để tiện chăm sóc”. Bà nghĩ rằng mình bị bệnh nên mặc sức sai khiến con dâu. Có một lần tôi bận quá không đáp ứng được yêu cầu của bà, bà tức giận đập luôn cái ti vi.
Bà viện lý do là không còn sống bao lâu nữa nên muốn dành khoảng thời gian cuối đời muốn đi được nhiều nơi. Thế là bà yêu cầu chồng tôi nghỉ việc, nói rằng một mình tôi cũng đủ khả năng lo cho cả nhà. Và kể từ đó, 2 mẹ con họ đi du lịch khắp nơi, mua sắm thả ga. Nhìn những món đồ mà họ mang về nhà, tôi chạnh lòng chẳng có thứ gì là dành cho mình.
Khi sức khoẻ dần tốt lên, mẹ chồng tôi bắt đầu tham dự nhiều hội thảo chăm sóc sức khoẻ và mua rất nhiều thực phẩm chức năng có giá đắt đỏ. Tôi khuyên can hết lời nhưng bà vẫn mặc kệ và nói “thế giờ không tiêu thì chết mang theo tiền xuống đó tiêu hả”.
Không lâu sau đó, tôi có thai và lúc này tôi nhận ra chồng cũng ít về nhà hơn. Đôi khi tôi chẳng thấy bóng dáng chồng mình trong suốt 2 ngày liên tiếp. Mặc dù mang thai ốm nghén các kiểu, tôi vẫn phải nai lưng vào bếp nấu nướng, giặt giũ quần áo, trong khi chồng ngồi sofa bấm điện thoại.
Nhìn cảnh tượng như vậy, tôi không thể nhịn được tình trạng này nữa. Tôi đi tới và giật chiếc điện thoại chồng đang cầm, hoá ra anh ta đang nhắn tin với bồ nhí. Tôi như hoá đá ngay lúc đó, bao nhiêu tủi thân, ấm ức, mệt mỏi tích tụ bấy lâu nay trào ra, tôi khóc như điên dại mặc cho chồng rối rít xin lỗi.
Tôi không ngờ rằng trong lúc tôi mang thai còn còng lưng phục vụ cả nhà, anh ta lại tòm tem với người khác bên ngoài, dùng những đồng tiền tôi kiếm được mua quà tặng bồ nhí. Ngay lập tức tôi vào phòng viết đơn ly dị và đuổi 2 mẹ con anh ta ra khỏi nhà của mình. 2 người bọn họ không coi tôi là con người, họ chỉ lợi dụng tiền bạc, sức lực, bào mòn con người tôi đến kiệt quệ thể xác và tinh thần. Tôi chịu đựng như vậy là quá đủ rồi.
Dù mẹ chồng có không ưa con dâu thế nào đi chăng nữa, đứng trước tình huống cháu mình sắp chào đời mà vẫn bắt con...
Nguồn: [Link nguồn]