Mạ vàng cho da, thú chơi sành điệu tiềm ẩn tai họa
Xăm mạ vàng hiện nay đang trở thành mốt xăm cực hot và tiềm ẩn tai họa trong giới trẻ.
Còn nếu muốn xóa hình xăm chỉ cần dùng dầu ô liu, dầu dừa hoặc sữa dưỡng thể xoa vào vùng da có hình xăm trong một phút hoặc dùng bông gòn thấm cồn lau đi hình xăm. Khả năng mắc ung thư gấp nhiều lần Trước trào lưu xăm giả vàng của giới trẻ, các chuyên gia da liễu khuyến cáo, cách xăm này tương tự như hình xăm dán.
Những tác hại của hình xăm dán giả vàng đến sức khỏe con người rất lớn (Ảnh minh họa)
Điểm khác biệt là ở chỗ, hình xăm này nổi bật và bắt mắt hơn rất nhiều. Thế nhưng, nó cũng đồng nghĩa với việc các nguy cơ mà hình xăm này gây ra sẽ càng nguy hiểm hơn. Để tạo nên màu sắc bắt mắt (ánh vàng), hình xăm này cần tới rất nhiều hóa chất, trong đó có không ít hóa chất độc hại như chất tạo màu, nhựa, oxit sắt, muối kim loại, thậm chí còn có cả lithium, arsenic, sulphur... Đây là các hóa chất vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể.
Nó rất dễ gây ảnh hưởng sức khỏe, nhất là với những người có hệ miễn dịch yếu. Về lâu dài, nếu bạn thường xuyên sử dụng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới nội tạng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, khả năng mắc ung thư cũng tăng cao gấp nhiều lần.
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, BS. Nguyễn Thu Hà (bệnh viện Xanh-Pôn) cho hay, sử dụng những hình xăm mạ vàng có nguy cơ nổi mẩn ngứa, sưng đỏ và dễ xâm lấn. Các hình được vẽ sẵn trên giấy, chỉ cần áp hình lên da là “vàng” đã được “mạ” và chúng ta sẽ thấy rõ biểu tượng hình dán. Quy trình xăm như vậy chưa được kiểm định về chất lượng. Với những loại da nhạy cảm, cách làm này sẽ dễ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Khi gãi dễ gây xâm lấn cho vùng da xung quanh. “Với hình xăm giả vàng, bạn nên chọn mua các sản phẩm có chất lượng đảm bảo, không nên sử dụng thường xuyên, chỉ nên dùng trong những dịp đặc biệt, tránh lưu lại hình xăm trên da quá lâu. Tốt nhất, sau khi về nhà, bạn hãy làm sạch hình xăm bằng xà bông và nước sạch, tránh kỳ mạnh làm xước da”, bác sỹ Hà cho biết. Những tác hại của hình xăm dán giả vàng đến sức khỏe con người rất lớn.
Hóa chất có trong quá trình tạo màu cho các loại hình xăm dán này thường là các muối hoặc oxy của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, coban, nhôm, sắt, đồng... các hợp chất được tổng hợp từ hợp chất hydrocacbon đa vòng ngưng tụ. Khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, gây loãng xương, các bệnh về xương...
Không phải cứ đắp vàng lên người là tốt Nói về việc xăm mạ vàng 18, 24 cara, bác sỹ Hà cho rằng, bản thân vàng không nằm trong danh sách các chất dùng trong hóa mỹ phẩm. Việc xăm hình mạ vàng 18, 24 cara có thể so sánh với việc các trung tâm thẩm mỹ quảng cáo đắp mặt nạ bằng vàng nhưng vẫn bị dị ứng. Không phải cứ đắp vàng lên mặt là tốt là có khả năng làm đẹp da, chống lão hóa. Cũng như việc đắp mặt nạ, việc xăm hình mạ vàng cũng tiềm ẩn nguy cơ dị ứng da. Nếu một người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng, việc xăm hình mạ vàng sẽ gây triệu chứng da bị ngứa, khô, trở nên khó chịu và ửng đỏ hoặc xuất hiện vẩy. Tệ hơn, da có thể bị phồng rộp, đau rát. Những phản ứng này là biểu hiện của viêm da tiếp xúc dị ứng. |