Lương tăng gấp rưỡi vẫn 0 đồng tiết kiệm, nàng công sở được dân mạng nhiệt tình chỉ lỗi sai

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Lương tăng nhưng tiền tiết kiệm không tăng là tình trạng khá phổ biến ở giới trẻ. Những dòng chia sẻ của Phương Anh ngay lập tức đã nhận được nhiều sự quan tâm, bàn tán rôm rả.

Lương tăng nhưng tiền tiết kiệm không tăng là tình trạng khá phổ biến ở giới trẻ.

Lương tăng nhưng tiền tiết kiệm không tăng là tình trạng khá phổ biến ở giới trẻ.

Ai cũng muốn thu nhập gia tăng nhưng không ít người rơi vào cảnh lương tăng nhưng vẫn chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt. Vì sao có người lương 7 triệu vẫn sống tốt, người lương 15 triệu vẫn thiếu? 

Sau 2 năm nỗ lực không ngừng, Phương Anh (27 tuổi, làm việc tại một công ty thang máy của Hàn Quốc) đã nâng được mức lương của mình lên gấp rưỡi, từ 10 triệu/tháng lên 15 triệu/tháng. Chưa có gia đình, một mình sống ở thành phố, Phương Anh từng đặt ra rất nhiều điều muốn làm khi thu nhập cải thiện hơn song khi đạt được con số mong muốn, mọi chuyện không như cô tưởng tượng.

"Ngày ra vừa ra trường, tháng đầu tiên đi làm được nhận 5 triệu mà mừng mừng tủi tủi. Rồi đến lúc lương lên 10 triệu, lại thấy vẫn chỉ đủ sống thôi chứ muốn tiết kiệm rồi làm việc này việc kia thì phải cỡ 15 triệu mới ổn. Thế rồi đến bây giờ, lương đã được từng đấy rồi mà cuối tháng vẫn không thấy tiền đâu. 

Biết được cuộc sống hôn nhân sẽ có nhiều khác biệt nên mình cũng cố gắng phấn đấu khi đang chưa vướng bận gì. Sau 2 năm cố gắng, lương của mình giờ cũng đạt được mức 15 triệu/tháng như mục tiêu. Nhưng rồi hôm nay vô tình dọn đồ thấy cuốn sổ trước đây mình từng ghi lại những điều sẽ làm khi lương tăng, nhìn thấy con số tiết kiệm mục tiêu 5 triệu/tháng mà buồn. 

Con người ta lạ thật đấy. 5 triệu cũng sống được, 10 triệu vẫn xong mà 15 triệu rồi thì cũng hết. Lương thì tăng mà chẳng hiểu tiêu đi đâu rồi cuối tháng vẫn đói, lại mòn mỏi chờ lương. Ai có cách gì mách em với chứ giờ một thân một mình đã thế, sau có gia đình không hiểu em sẽ sống kiểu gì đây". 

Lương tăng nhưng tiền tiết kiệm không tăng là tình trạng khá phổ biến ở giới trẻ. Những dòng chia sẻ của Phương Anh ngay lập tức đã nhận được nhiều sự quan tâm, bàn tán rôm rả. Có người như nhìn thấy chính mình trong vấn đề của Phương Anh.

"Sau bao hôm đọc các bài về chi tiêu, hôm nay mới thấy có bài đúng trường hợp của mình. Lúc trước cứ nghĩ lương tăng được bao nhiêu sẽ tiết kiệm được bấy nhiêu nhưng giờ nhìn lại mới thấy lương tăng thì tiêu cũng tăng". 

"Thật sự khâm phục những người chi tiêu giỏi. Mình không phải là người có thú vui đặc biệt gì nhưng gần như tháng nào cũng hết tháng đấy, không phát sinh chuyện này thì cũng có chuyện kia". 

"Không dám cho bạn lời khuyên gì vì bản thân mình cũng thế nhưng xin dành cho bạn một lời khen vì trong khoảng thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh thế này mà được tăng lương là phải rất nỗ lực".

Bên cạnh những tâm sự cùng nỗi niềm, nhiều người cũng đóng góp những lời khuyên, góp ý để Phương Anh cũng như nhiều người khác rơi vào hoàn cảnh này tìm được hướng đi đúng đắn hơn trong việc chi tiêu. 

"Lương tăng gấp rưỡi mà không để được tiền tiết kiệm? Mình nghĩ bạn cần xem lại ngay cách chi tiêu của mình. Có vẻ bạn không nắm được mình đã chi vào đâu. Hãy xem hàng ngày mình chi tiền vào những khoản nào, có phải lương tăng thì lối sống cũng tăng không?".

"Đừng quá lo lắng vì chị nghĩ đây là chuyện khá phổ biến, không chỉ mình em mắc phải. Thường thì chúng ta khi kiếm được nhiều hơn sẽ thấy chuyện chi tiêu trở nên thoải mái hơn. Chúng ta mua hàng dựa trên sự bốc đồng, sự tiện lợi hay thậm chí là đi mua sắm, tiêu tiền chỉ để xả stress, cải thiện tâm trạng. Chúng ta không còn mua một món hàng vì nó thực sự cần thiết mà chỉ đơn giản là thấy hay hay hoặc đẹp đẹp".

Lương tăng nhưng tiền tiết kiệm không tăng là tình trạng khá phổ biến ở giới trẻ.

Nếu không biết mình có bao nhiêu tiền, tiêu vào những đâu, dù lương có tăng gấp đôi hay gấp ba, bạn cũng sẽ khó lòng có được tài chính vững. 

"Đầu tiên, muốn biết vấn đề ở đâu thì theo anh việc em cần làm là dành 1 tháng ghi chép. Tổng kết hàng tuần, hàng tháng, em sẽ biết mình đang chi quá nhiều cho khoản mục nào để điều chỉnh cho hợp lý. Nếu còn độc thân thì anh nghĩ em có thể điều chỉnh lại khoản chi cho ăn uống và giải trí. Mỗi ngày bớt đi 1 cốc trà sữa là mỗi tháng tiết kiệm được 1 triệu rồi. Rất đơn giản mà lại tốt cho sức khoẻ". 

"Thu nhập tăng không có nghĩa là chúng ta sẽ biết cách sử dụng đồng tiền hơn. Em nên tham khảo những cách quản lý đồng tiền của mình để tìm ra được phương pháp phù hợp. Sẽ rất khó khi em không biết tiền của mình đã chi vào đâu, tiêu như nào. Chúc em sớm "vỗ béo" chú lợn của mình".

Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta làm mọi chuyện thêm phần dễ dàng, đối mặt với những biến cố trong cuộc sống cũng đỡ đi phần nào khó khăn. Dẫu thu nhập là bao nhiêu, bạn cũng cần xây dựng cho mình thói quen quản lý chi tiêu hợp lý. Nếu không biết mình có bao nhiêu tiền, tiêu vào những đâu, dù lương có tăng gấp đôi hay gấp ba, bạn cũng sẽ khó lòng có được tài chính vững. 

Đặt mục tiêu 30 tuổi phải có nhà riêng, cô gái lên kế hoạch tiết kiệm khiến ai cũng phải suy nghĩ

Khi có áp lực, cô không ngừng nghĩ ra cách kiếm tiền. Ngoài việc trả nợ mua nhà xong, cô còn có thể nghỉ hưu sớm nhờ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh (thoidaiplus.giadinh.net.vn) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN