Làm vợ, làm mẹ toàn thời gian trong suốt 7 năm chung sống, ngày ly hôn được chồng bồi thường 100 triệu
Chồng hiếm khi tôn trọng giá trị của công việc nhà mà vợ làm và anh không đồng ý rằng cô đã đóng góp đáng kể cho gia đình về mặt tài chính.
Người phụ nữ họ Wang ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã nhận được 30.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu đồng) tiền bồi thường vì đã làm vợ và làm mẹ toàn thời gian trong suốt 7 năm kết hôn với chồng cũ.
Cô Wang phải ở nhà và chăm sóc cậu con trai bị sinh non ngay sau khi kết hôn với chồng, họ Tan, vào năm 2015. Wang cũng đảm nhận hết mọi công việc nhà khi Tan làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, tình cảm của họ nguội lạnh chỉ sau vài năm chung sống và quyết định ly thân từ năm 2021. Kể từ đó, Wang sống với cậu con trai và làm việc bán thời gian.
Wang đòi chồng cũ bồi thường cho công việc nội trợ và nuôi dạy con cái mà cô đã đảm nhận một mình. Ảnh minh hoạ
Trong quá trình ly hôn, cô Wang đòi Tan bồi thường cho công việc nội trợ và nuôi dạy con cái mà cô đã đảm nhận một mình.
"Wang nói rằng cô ấy đã làm nội trợ toàn thời gian sau khi kết hôn với Tan và làm tất cả các công việc nhà bao gồm giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc con cái và mua sắm. Vì vậy cô yêu cầu được bồi thường", một thư ký luật họ Zhang tại tòa án địa phương cho biết.
Luật sư Zhang cho rằng anh Tan hiếm khi tôn trọng giá trị của công việc nhà mà vợ làm và anh không đồng ý rằng cô đã đóng góp đáng kể cho gia đình về mặt tài chính.
Kết quả là, tòa án phán quyết Tan phải trả một lần khoản tiền bổi thường sau ly hôn là 30.000 nhân dân tệ (hơn 100 triệu đồng) cho Wang vì cô là người chăm sóc gia đình toàn thời gian trong 7 năm hôn nhân. Ngoài ra, người chồng còn phải đưa tiền cấp dưỡng cho cậu con trai 7 tuổi đang sống cùng mẹ.
Vụ việc nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người cho rằng số tiền Wang nhận được quá nhỏ so với khối lượng công việc nhà mà cô đảm nhận suốt 7 năm qua.
- "Tiền công nội trợ quá bèo bọt. Số tiền đó còn lâu mới đủ để thuê bảo mẫu",
- "Các bà vợ nội trợ không phải là trông trẻ miễn phí. Ai cũng biết làm vợ vất vả hơn nhiều so với làm bảo mẫu. Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều phụ nữ sợ kết hôn và sinh con",
- "Tôi là một người vợ ở nhà làm nội trợ trong 7 năm. Tôi cảm thấy cô đơn, bị cô lập và thất vọng khi không công việc nào bên ngoài. Vì vậy, tôi sẽ không bao giờ khuyến khích con gái mình làm điều tương tự"...
Phụ nữ có học vấn hối hận vì ở nhà nội trợ
Nhiều phụ nữ có học vấn cao tại Trung Quốc quay về làm nội trợ, vun vén gia đình. Không ít người hối hận vì vất vả, không được coi trọng và thiếu sự cảm thông từ người thân.
"Những người phụ nữ lớn tuổi và các bà mẹ đi làm mà tôi gặp khi đưa con trai ra ngoài thường ngạc nhiên và hỏi: 'Thế cả ngày cô sẽ làm gì?'", Cai Ning, một phụ nữ chuyển từ Bỉ về Trung Quốc sinh sống cách đây 5 năm, nói. Cô trở thành bà nội trợ toàn thời gian kể từ khi sinh đứa con đầu lòng 7 năm trước.
Dù thường cảm thấy bản thân như những người ngoài cuộc, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc có học vấn cao trở thành những bà nội trợ khi các gia đình ngày càng giàu có và sự chênh lệch giới tính giảm dần trong giáo dục ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngày càng nhiều phụ nữ học vấn cao ở Trung Quốc làm nội trợ. Ảnh minh họa Ảnh minh hoạ
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đối với phụ nữ từ 15 tuổi trở lên đang giảm đều ở Trung Quốc, từ 79% năm 1990 xuống 60% năm nay. Zheng Bingwen, Giáo sư kinh tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, tăng trưởng kinh tế là yếu tố chính đằng sau xu hướng này.
"Thông thường, GDP của khu vực càng cao, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động càng thấp. Thu nhập tốt hơn cho phép nhiều gia đình chỉ có một người làm trụ cột và người vợ thường ở nhà", ông nói.
Zhou Yun, phó giáo sư xã hội học và nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan (Mỹ) cho biết, thay vì chọn tham gia thị trường lao động, nhiều bà nội trợ có trình độ học vấn cao đã bị buộc thôi việc vì bất bình đẳng và áp lực gia đình.
"Phụ nữ phải đối mặt với sự phân biệt giới tính tràn lan và công khai trên thị trường lao động, trong khi vẫn phải gánh vác phần lớn việc nhà và chăm sóc con cái", bà Zhou cho biết.
Theo Ngân hàng Thế giới, bất chấp sự sụt giảm trong những thập kỷ gần đây, lực lượng lao động của Trung Quốc vẫn có tỷ lệ phụ nữ cao hơn nhiều nước khác. Tỷ lệ này là 57% ở Mỹ, 55% ở Đức và 53% ở Nhật Bản.
"Việc nhà thì nhiều, toàn thứ không tên, người ta coi đó là công việc của phụ nữ và không có giá trị. Làm việc bên ngoài gia đình có thể là con đường duy nhất để có được sự độc lập và an toàn. Vì vậy đối với nhiều phụ nữ Trung Quốc có trình độ học vấn cao, làm nội trợ không phải là một lựa chọn khả thi", bà Zhou nhận định.
Nguồn: [Link nguồn]
Trên đường phố đông đúc, người đàn ông gào khóc lớn tiếng, vừa khóc vừa kể lể, trách móc vợ không quan tâm đến anh và con.