Làm việc chăm chỉ nhưng không được thăng chức, bạn đã mắc 3 lỗi cơ bản này!
Nếu là người tự hỏi bản thân vì sao làm bao nhiêu năm rồi mà vẫn chẳng được đề cử thăng chức, có lẽ bạn nên nhìn lại bản thân mình.
Có nhiều người làm việc rất chăm chỉ, nhưng sau nhiều năm họ vẫn cứ dậm chân tại chỗ. (Ảnh minh họa)
Có nhiều người làm việc rất chăm chỉ, nhưng sau nhiều năm họ vẫn cứ dậm chân tại chỗ, không thể thăng tiến như những người khác. Tại sao lại có tình trạng như vậy? Trên thực tế, điều này có thể là do 2 nguyên nhân: 1 là năng lực làm việc, 2 là mối quan hệ giữa các cá nhân.
Trong công việc, nếu bạn là người có năng lực và ý chí làm việc, bạn cần tránh phạm phải những sai lầm sau, nếu không con đường thăng tiến sẽ cứ xa tít tắp.
Mỗi khi nhìn thấy cấp trên đều muốn trốn tránh
Nhiều người mỗi khi nhìn thấy quản lý, nhóm trưởng hay sếp sẽ tỏ ra rụt rè và sợ hãi. Một số ít trong đó cố tình làm điều đó như một cách nịnh bợ hoặc tôn lên quyền uy của cấp trên. Bất kể ý định ban đầu là gì, kiểu hành vi này không ghi thêm điểm cộng vào công việc của bạn. Bởi điều này có thể khiến cấp trên cảm thấy bạn không hài lòng về người khác. Vì vậy, hành vi trốn tránh cấp trên là điều không nên làm.
Cãi nhau với cấp trên
Trong công việc, thật khó có thể tránh khỏi những lúc bất đồng ý kiến. Cho dù là trong hoàn cảnh tức giận đến thế nào, mọi người vẫn nên duy trì việc dĩ hòa vi quý. Nếu một người không nhịn được, nóng nảy muốn cãi tay đôi với cấp trên tại nơi làm việc, đó thực sự là một điều không nên làm.
Có một đồng nghiệp gây gỗ với cấp trên vào buổi sáng nhưng chiều lại hối hận. Trong cuộc họp, anh bật khóc và nhận lỗi của mình trước mặt mọi người. Nếu biết có điều này xảy ra, chắc chắn anh ấy sẽ không "giận quá mất khôn". Những cuộc cãi vã với cấp trên hay với đồng nghiệp tuyệt đối không nên xảy ra ở công ty. Những người phạm phải sai lầm này sẽ trả một cái giá rất đắt. Tinh thần đoàn kết trong công ty rất quan trọng, nếu ai dám phá vỡ quy định này, dù đúng hay sai cũng đều không thể chấp nhận được.
Không tham gia vào bất cứ điều gì khác ngoài công việc
Có một số người không chỉ sở hữu IQ cao mà EQ cũng tuyệt vời không kém. Họ hiểu rằng, trong công việc, ngoài năng lực của bản thân thì việc tạo dựng mối quan hệ là điều rất quan trọng. Chẳng hạn như ngoài công việc, một số người sẽ hỏi han, đến nhà đồng nghiệp chơi. Khi có một sự kiện gì đó như đi chơi cùng nhau, đây chính là cơ hội hiếm có để lôi kéo tình cảm mọi người với nhau. Có những thứ mang lại hiệu quả tích cực mà không thể mua được bằng tiền. Nếu bạn chủ động đối xử hòa đồng với mọi người, chắc chắn những gì nhận lại là vô giá.
Ngược lại, có một số khác lại có những suy nghĩ rất thiển cận. Tại nơi làm việc, họ có thể chào hỏi, tươi cười, nhưng khi hết giờ thì chỉ biết đến cuộc sống của bản thân. Họ không muốn liên quan hoặc can thiệp vào cuộc sống của bất kỳ đồng nghiệp hoặc cấp trên. Họ cũng chẳng bao giờ tự nguyện giúp đỡ đồng nghiệp và cho rằng đó không phải là việc của mình.
Nếu bạn không coi đồng nghiệp thân thiết như người thân trong gia đình, vào thời điểm nào đó quan trọng cần đến sự ủng hộ của đồng nghiệp, chắc chắn những gì nhận được chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Mối quan hệ giữa người với người với nhau thực sự là điều không phải dễ dàng để học được, nó cũng cần phải học qua từng ngày. Chỉ khi bạn hiểu được mối quan hệ này quan trọng như thế nào, chắc chắn công việc cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Nguồn: [Link nguồn]
Quản lý thời gian không phải là một chủ đề quá xa lạ, đặc biệt đối với những người đang có công việc bận rộn....