Làm trái ngành, có đúng 4 năm đại học coi như bỏ phí?

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Học một đằng, làm một nẻo là tình trạng phổ biến của sinh viên Việt Nam hiện nay. Một thắc mắc được đặt ra “Liệu sinh viên có thấy tiếc nuối kiến thức đã học ở bậc đại học khi làm trái ngành?”. Cùng lắng nghe chia sẻ của các bạn sinh viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Góc nhìn sinh viên

Nếu học và đi làm đúng ngành, bạn sẽ rất may mắn khi có thể áp dụng hầu hết kiến thức đã học vào công việc thực tế. Tuy nhiên với các bạn sinh viên làm trái ngành đây sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Vốn là sinh viên ngành Kế toán, Hương Ly (22 tuổi, Hà Nội) lại đang làm công việc chẳng có chút liên quan nào - Nhân viên quản lý hệ thống tại công ty giáo dục. Bởi vậy thay vì làm việc với những con số thì cô phải vận hành các ứng dụng công nghệ để quản lý lớp học.

Hương Ly không cảm thấy quá tiếc nuối khi “để không” kiến thức chuyên ngành. (Ảnh: NVCC)

Hương Ly không cảm thấy quá tiếc nuối khi “để không” kiến thức chuyên ngành. (Ảnh: NVCC)

“Hầu như mình không áp dụng kiến thức đã học vào công việc hiện tại. Thực ra mình cũng có phần tiếc nuối, ở thời điểm hiện tại thì đa số môn học của ngành kế toán kiểm toán hầu như mình chưa dùng đến cho công việc. Cũng thấy phí vì mình cũng phải vất vả lắm để học và thi kết thúc một số môn học như Xác suất thống kê, Nguyên lý kế toán… Tuy nhiên những kiến thức mình nhận được hoàn toàn có thể giúp ích và bổ trợ cho những dự án tương lai”, cô nàng bộc bạch.

Đây cũng là tâm trạng chung của Ngọc Bích (25 tuổi, Quảng Ninh) hiện đảm nhận chức vụ Trưởng nhóm Marketing khi sở hữu tấm bằng cử nhân ngành Báo chí. “Thời gian đầu thì mình cũng thấy kiến thức đã học vận dụng được đôi chút vào thực tế. Sau này, khi làm lâu rồi thì mới thấy dùng được khoảng 50%, dù có vậy thì cảm giác tiếc nuối cũng không có nhiều vì khi viết bài cho công ty và khách hàng, mình vẫn thấy nhiều kỹ năng nghiệp vụ Báo chí vẫn được sử dụng”.

Theo Ngọc Bích để thành công thì sinh viên cần trang bị kiến thức của nhiều ngành nghề khác nhau. (Ảnh: NVCC)

Theo Ngọc Bích để thành công thì sinh viên cần trang bị kiến thức của nhiều ngành nghề khác nhau. (Ảnh: NVCC)

Cô nàng cũng bày tỏ quan điểm hầu hết các công việc hiện nay đều đòi hỏi sự đa nhiệm. Nếu muốn tiến xa hơn thì bắt buộc bạn phải đồng thời xử lý nhiều đầu việc khác nhau, lúc này kiến thức đã học ở bậc đại học rất có ích. Như Ngọc Bích, trong một số tình huống kỹ năng phỏng vấn trong Báo chí đều được sử dụng để trao đổi và nắm bắt thông tin khách hàng.

Học không bao giờ là phí

Qua lời chia sẻ trên, ta có thể thấy việc làm trái ngành không đồng nghĩa “4 năm đại học là bỏ phí”. Kiến thức đã học dù không thể áp dụng 100% nhưng ít nhất nó vẫn có thể bổ trợ cho công việc hiện tại. Kỹ năng viết bài hoàn toàn có ích cho nhân viên Marketing, môn học Quản trị kinh doanh cũng rất hữu ích khi bạn là nhân viên quản lý. Mọi lĩnh vực đều được giao thoa với nhau nên nếu nói kiến thức của ngành này không áp dụng cho ngành kia là một sai lầm. Như Hương Ly là một ví dụ, nếu trong tương lai cô nàng dự định sẽ ứng tuyển vào một công ty tài chính, lúc đó kiến thức của 4 năm đại học lại trở nên vô cùng hữu ích.

Hồng Hạnh cho rằng kiến thức có hữu ích hay không đều cho cách ta áp dụng. (Ảnh: NVCC)

Hồng Hạnh cho rằng kiến thức có hữu ích hay không đều cho cách ta áp dụng. (Ảnh: NVCC)

Hồng Hạnh (21 tuổi, Hà Nội) sinh viên ngành Du lịch lữ hành cũng có câu chuyện tương tự. Cô nàng đang đảm nhận vị trí Tổng đài viên cho một hãng hàng không song song với đó là một KOC. Hồng Hạnh tâm sự: “Cả hai công việc của mình ban đầu nghe qua thì đúng không có gì liên quan đến ngành học cả. Cá nhân mình lại thấy không áp dụng kiểu này thì có thể áp dụng kiểu khác. Khi đi đào tạo làm Tổng đài viên mình thấy một số kỹ năng mình đã được học ở trường, cụ thể như phong thái phục vụ và cách nói chuyện. Chính vì thế mà mình bắt nhịp khá nhanh với công việc, do đó chẳng có gì gọi là vô ích cả”.

Tư duy và kiến thức một khi đã thu thập được thì dù ở đâu nó vẫn phát huy được công dụng. Hiện tại có thể nó chưa giúp ích được cho bạn nhiều nhưng trong tương lai biết đâu lại là công cụ để bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp. Điều quan trọng là hãy mạnh dạn theo đuổi đam mê và cố gắng trau dồi bản thân. Ta chỉ sợ không học được hết chứ chẳng sợ học thừa thứ gì.

Có nên đi làm khi đang học đại học không?

Việc đi làm thêm khi còn đang học đại học giúp sinh viên trang trải các chi phí cá nhân, kiếm thêm thu nhập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc quý giá. Nghiên cứu gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Huyền ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN