Không phải "cháu cha" phải bôn ba xin việc

Dù tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc ở nước ngoài, Hồng Tươi vẫn không thể xin được một công việc đúng chuyên ngành của mình.

Tình hình kinh tế khó khăn chung kéo theo nhiều vấn đề khác gặp phải, không chỉ riêng các ngành nghề kinh doanh, sản xuất, việc tuyển dụng nhân sự cũng gặp cảnh tương tự. Sự tuyển dụng, phân bổ nhân tài trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp chưa có quy chuẩn và hợp lý.

Không ít người sở hữu bằng đỏ, nhiều năm du học cao học nước ngoài về nước vẫn lận đận xin việc, rải hồ sơ đi khắp nơi, cuối cùng vẫn hoàn thất nghiệp đành rẽ trái mưu sinh bằng các ngành nghề không liên quan. Hiện nay, tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng của các cử nhân, thạc sĩ.

Tâm sự trên diễn đàn du học Nga, chị Hồng Tươi (27 tuổi) trở về nước sau 4 năm du học ngành báo chí với tấm bằng xuất sắc, cứ ngỡ sẽ dễ dàng kiếm được công việc tại đơn vị báo chí nào đó, nào ngờ chị nộp hồ sơ ở nhiều cơ quan tòa soạn, tất cả đều không có sự phản hồi nào.

Nhiều nơi hẹn lịch phỏng vấn, tuy nhiên nhà tuyển dụng đều lắc đầu vì chị chưa có kinh nghiệm về nghề. Một mặt, người thân trong gia đình thông tin cho biết ở T.B đang có đợt thi tuyển công chức nhà nước nhằm thu hút nguồn nhân lực cao, chị cũng nộp đơn ứng tuyển. Kết quả, bằng cấp cao chị vẫn không vượt qua được những ứng viên khác để vào được chân trong báo ở T.B. Nản lòng, chị ngừng công cuộc xin việc, nhận làm trợ giảng cho một người bạn cùng ngành thời đại học đã  hiện đang làm giảng viên của một trường đại học.

Chị ngao ngán cho hay, khi tốt nghiệp đại học chị nằm trong danh sách những học viên được ưu tiên đi đào tạo nguồn lực chất lượng cao tại Nga cùng 3 người bạn khác. Hiện tại, ngoài một cô bạn tạm trú luôn tại Nga, một người bạn khác của chị cũng đang lao đao trong công cuộc tìm kiếm công việc.

Không khác hoàn cảnh trên là mấy, Lê Trung Hiếu - cựu sinh viên một trường Đại học tại Đà Nẵng từng nhận học bổng đào tạo chuyên ngành viễn thông điện tử tại Nhật. Kết thúc những năm bôn ba học bên nước ngoài, Hiếu về nước đang làm một công việc tạm thời không đúng ngành học tại một công ty tư nhân, lương ba cọc ba đồng không đủ trang trải cuộc sống ở thủ đô.

Không phải "cháu cha" phải bôn ba xin việc - 1

Có nhiều cô cậu vừa chân ướt chân ráo ra trường đã giữ chức vụ cao trong các cơ quan, doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Hiếu cho hay, “những tưởng trở về quê nhà cống hiến sẽ dễ dàng có được công việc ổn định nhờ chính sách trải thảm đỏ đón nhân tài” nhưng nó đã vụt tắt trong anh khi thực tế cầm đơn đi xin việc. Cứ nơi nào mình nghĩ sẽ nhận mình vào làm thì họ đều lắc đầu, yêu cầu kinh nghiệm hoặc cần có mối quan hệ dẫn đường. Ngay cả những chỗ quen biết cũng yêu cầu này nọ đủ điều, mình không đáp ứng, họ sẽ không lưu tâm, hồ sơ mình có nộp cũng sẽ được xếp chồng như bao bộ hồ sơ khác.

Ngược lại hoàn toàn với những bằng đỏ, bằng cao học, thạc sĩ nước ngoài lận đận vì kiếm những công việc tử tế. Ở xã hội của chúng ta hiện nay đang tồn tại một nghịch lý khác, nhiều cô cậu mới chân ướt chân ráo ra trường chưa đầy một năm đã giữ chức vụ cao trong các cơ quan sự nghiệp, doanh nghiệp. Những địa vị đó khiến bao người dù làm trong ngành có thâm niên vài chục năm mơ ước cũng chưa “leo” lên được.

Người ta thường đặt nhiều dấu hỏi ngay sau thành công nhanh chóng của những người trẻ tuổi đó. Liệu họ giữ chức vụ cao như thế, năng lực công việc có tương đương thực sự, hay chăng có một sự nâng đỡ đằng sau làm bệ phóng? Hay cô cậu đó là tiền nhiệm “thế chân” cho tiền bối của mình? Khả năng thật sự giúp họ giữ được chức vụ đó bao nhiêu lâu? Tò mò luôn khiến cho con người ta suy diễn hai mặt tốt và xấu. Loại trừ tài năng thật sự, nhiều người nghi ngại về những thành công sớm của người trẻ.

Mới đây, có nguồn tin cô gái 24 tuổi đã giữ chức vụ Phó giám đốc chi nhánh hệ thống lớn của một tập đoàn lớn thu hút cộng đồng mạng. Không ít những ý kiến tỏ ra khâm phục sự tài năng xinh đẹp của cô gái, cùng với đó nhiều ý kiến nghi ngại dò xét về khả năng của cô chỉ qua câu nói thường tình “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”. Một số cư dân mạng cho rằng, đây ắt hẳn là một chiêu PR của doanh nghiệp trong thời đại “hotgirl nổi loạn” thành công như hiện nay.

Theo đánh giá của những chuyên gia về tuyển dụng nhân sự lý giải, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang có định hướng phát triển theo xu hướng trẻ, cần sử dụng những đầu óc có tính sáng tạo, mới lạ. Việc tuyển dụng những “hiền tài” vào các vị trí cao cũng là điều hiển nhiên dễ hiểu. Họ muốn có một bước đột phá mới trong cuộc chiến cạnh tranh kinh doanh ngành nghề với các đơn vị bạn. Việc bổ nhiệm một cô/cậu trẻ tuổi vào vị trí cao để tận dụng nguồn chất xám học được từ nước ngoài, bên cạnh đó vẫn có những nhà cố vấn đứng đằng sau để hỗ trợ.

Mặt khác, nhiều người mới ra trường nhanh chóng tìm kiếm được công việc lương cao, giữ những chức vụ quan trọng một phần là cơ may của họ. Bên cạnh đó, họ biết tận dụng cơ hội của chính mình để phát triển bản thân. Ở đây cũng không loại trừ những trường hợp có quan hệ thân tình, giúp đỡ.

Cũng theo các chuyên gia, do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, việc kiếm việc cũng khiến không ít người gặp khó khăn. Thời điểm này, khi nền kinh tế đang dần khôi phục, xã hội mở cửa, các nhà tuyển dụng không còn e dè trong tìm kiếm nhân sự. Vì thế, khi bạn có bằng cấp học thức cao, bạn cần trang bị thêm kỹ năng, sự tự tin chắc chắn việc kiếm được công việc như ý sẽ không khó.

Có thể khởi điểm công việc sẽ là những môi trường khắc nghiệt, bạn đừng vội gục ngã và mơ tưởng đến những điều thành công sớm trước mắt. Ngược lại, chính sự trải nghiệm ở những môi trường khắc nghiệt trở thành nền tảng cho một thành công bền vững sau này.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Không phải "cháu cha" phải bôn ba xin việc - 2

Bị đuổi việc chỉ vì nói ngọng

Không phải "cháu cha" phải bôn ba xin việc - 3

Các hot girl rạng rỡ trong áo cử nhân

Không phải "cháu cha" phải bôn ba xin việc - 4

Nỗi khổ của nhân viên mới

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Phong ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN