"Không bao giờ là quá muộn để sẻ chia"

Sẻ chia “việc nhà - tài chính - con cái - nội ngoại” là 4 bí quyết bồi đắp nền tảng gia đình vững chắc từ những tổ ấm hạnh phúc nhất thế giới.

Sẻ chia là chìa khóa của một tổ ấm hạnh phúc

Sẻ chia là chìa khóa của một tổ ấm hạnh phúc

Sẻ chia để biến ‘mái lạnh’ thành ‘tổ ấm’

Sự sẻ chia không chỉ mới xuất hiện trong thời đại mới mà đã tồn tại xuyên suốt trong luồng chảy phát triển, truyền từ thế hệ trước tới thế hệ sau, lan tỏa qua từng gia đình. Điều này đúng với nhà ông Trần Đa Phúc (59 tuổi, TP.HCM), gia đình không giàu có, song ông luôn tự hào về di sản gìn giữ hôn nhân hạnh phúc cho 4 người con cả trai lẫn gái.

Con trai trưởng của ông là người có thể xắn tay làm việc nhà quanh năm, phụ vợ nấu nướng mỗi khi nhà có giỗ chạp, tụ họp anh chị em. Con trai thứ, thành đạt nhất dòng họ, bận không xuể, song vẫn giúp vợ kèm con học 6 buổi mỗi tuần. Chị thứ ba đi làm dâu, sống hiếu kính và chân thành với bên nội nên được mẹ chồng thương hơn con đẻ. Cô con gái út, lấy chồng nghèo nhưng khéo vun vén tài chính gia đình nên giờ đã mua được nhà cao cửa rộng, cả nhà nội ngợi khen. Cứ mỗi lần các con tề tựu đông đủ, căn nhà ông lại vang tiếng cười khắp ngõ xóm.

"Không bao giờ là quá muộn để sẻ chia" - 2

Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, 4 người con, 4 gia đình khác nhau nhưng khi biết sẻ chia 4 thứ: việc nhà - tài chính - con cái - nội ngoại, họ đều có thể vun vén tổ ấm hạnh phúc qua năm tháng. Mỗi người con trước khi dựng vợ gả chồng, ông bà đều dành một buổi nói chuyện với dâu rể về truyền thống sẻ chia tốt đẹp trong gia đình bao đời nay. Không chỉ nói suông, người đàn ông lục tuần này còn làm gương cho con cái, sẻ chia với vợ bất cứ việc lớn nhỏ nào trong nhà.

Trong 4 người con, ông Phúc từng nhọc lòng nhất với chuyện nhà con trưởng ở Sài Gòn. Hồi mới cưới, vợ chồng cậu cả vấp phải khủng hoảng hôn nhân. Vợ trách chồng mải làm ăn bỏ bê vợ mới sinh, trọng nội khinh ngoại. Chồng chỉ trích vợ giữ tài chính rồi tiêu xài phung phí, trông con cũng than mệt. Chuyện đến tai ông Phúc, ông lặn lội lên thăm, nhắc lại bài học trước khi cưới. Suốt một tuần ở đây, ông xắn tay làm việc nhà, chăm cháu, thăm hỏi thông gia… chỉ để các con hiểu “mái lạnh” vẫn có thể sưởi lửa thành “tổ ấm”, “không bao giờ là quá muộn để sẻ chia”.

Sẻ chia - ‘Bài học quen mà lạ’

Chúng ta thường được dạy bảo nhiều từ tấm bé về đức tính “sẻ chia” ở nhiều góc độ, giúp đỡ cha mẹ, bao học người nghèo khó… nhưng lại bỏ qua bài học sẻ chia trong hôn nhân. Nhà diễn giả Zig Ziglar (Mỹ) từng phát hiện ra sự thật thú vị rằng: “Mọi cuộc hôn nhân sẽ tốt hơn, nếu người chồng và vợ hiểu rõ rằng họ đang ở cùng một chiến tuyến”. Vợ chồng đến với nhau là do duyên trời định, song có sống đời hạnh phúc hay không là nhờ biết sẻ chia.

Sẻ chia sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực cho tất cả thành viên trong gia đình

Sẻ chia sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực cho tất cả thành viên trong gia đình

Ngay cả tổng thống Calderon cũng nói rằng: “Mọi kho báu trên trái đất này không thể nào sánh bằng hạnh phúc ở nhà”. Mỗi khi trở về nhà, hãy lấy sẻ chia làm chìa khóa mở chiếc cửa hạnh phúc bước vào, để mỗi thành viên đều cảm nhận được sự trân trọng và yêu thương. Biết sẻ chia, dù là đàn ông hay phụ nữ, cũng sẽ nếm trải được mật ngọt của hạnh phúc gia đình thực sự, để từ đó có năng lượng vững tin bước đi làm mỗi sáng.

BlueStone luôn cung cấp những giải pháp thông minh, đồng hành cùng gia đình Việt giải bài toán việc nhà

BlueStone luôn cung cấp những giải pháp thông minh, đồng hành cùng gia đình Việt giải bài toán việc nhà

Phụ nữ hãy một lần đề nghị cánh tay sẻ chia từ bạn đời, gạt bỏ định kiến xưa cũ rằng người vợ phải âm thầm gánh vác việc nhà, để nhận ra bản thân xứng được yêu thương ra sao. Đàn ông, nếu sẵn lòng sẻ chia nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, BlueStone - thương hiệu gia dụng nhiều năm theo đuổi triết lý “Sẻ chia việc nhà” - mách nước bạn 4 việc cần làm ngay bây giờ.

Sẻ chia trong việc nhà: Đàn ông lau nhà, giặt đồ không có nghĩa sợ vợ, mà là thương vợ. Đàn ông nấu ăn cũng rất nam tính, nhất là khi vợ đang bận bịu chăm con nhỏ, hành động không thể nào “đàn ông” hơn. Vợ ốm mệt, tự tay xay cho nàng ly sinh tố dễ uống lại tăng sức đề kháng, thì cuộc sống còn gì êm hơn.

Sẻ chia trong tài chính: Đừng mặc định người vợ phải giữ “tay hòm chìa khóa”, mỗi tháng nộp lương rồi phi lý yêu cầu cô ấy phải cân đối chi tiêu, tiết kiệm mua nhà. Cả hai hãy bàn bạc thu chi, phân phó ai quản lý tài chính tốt hơn thì giữ quỹ chung của nhà.

Sẻ chia trong nuôi dạy con: Nuôi dạy một đứa trẻ không dễ dàng, cần nhiều thời gian, tâm sức, kiến thức và tiền bạc. Vợ chồng nên ngồi xuống với nhau, kỳ vọng với con cái là điều dễ hiểu nhưng không nên áp đặt, từ đó thống nhất được những quan điểm chung để chung tay bồi dưỡng trẻ.

Sẻ chia mối quan hệ nội ngoại: Đã là người một nhà, cả hai vợ chồng nên tìm hiểu và làm thân với các thành viên nội - ngoại. Về thăm quê, dự giỗ chạp, gọi điện hỏi thăm, gửi lời chúc, biếu quà cáp, du lịch chung… đều có thể làm cầu nối thân tình giữa hai bên.

Tham khảo chiến dịch hè “Xay êm cuộc sống với sinh tố” cùng BlueStone tại: bluestone.com.vn

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN