Khi vợ chồng mâu thuẫn nếu không nắm được nguyên tắc xử lý này, hôn nhân dễ đổ vỡ
Mâu thuẫn, tranh cãi là điều không thể tránh trong cuộc sống nói chung và hôn nhân vợ chồng. Nhiều khi đó là gia vị của tình yêu. Tuy nhiên, theo chuyên gia nếu không nắm được nguyên tắc xử lý này hôn nhân dễ đổ vỡ.
Ảnh minh họa
Mâu thuẫn, tranh cãi là điều không thể tránh trong cuộc sống nói chung và hôn nhân vợ chồng. Nhiều khi đó là gia vị của tình yêu. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh, khi mâu thuẫn với người bạn đời cần nắm được các nguyên tắc xử lý dưới đây để tránh mâu thuẫn đẩy lên cao trào mà đổ vỡ hôn nhân. Vợ chồng một khi giải quyết được những mâu thuẫn có thể hiểu nhau nhiều hơn, quý trọng hơn những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau.
1. Nhắc lại quá khứ
Tâm lý của nhiều cặp đôi khi cãi nhau rất hay lôi chuyện cũ ra để chỉ trích đối phương, biện minh cái sai của mình ở hiện tại. Cuộc tranh cãi lúc này sẽ càng đi xa hơn khi không tập trung giải quyết nguyên nhân chính dẫn tới mâu thuẫn. Sai lầm của quá khứ chẳng có ai mà không mắc phải nên vợ chồng cần nhớ nên để nó ngủ yên. Trong cuộc sống vợ chồng đừng nhai đi nhai lại chuyện cũ, hãy tập trung vào vấn đề hiện tại của cả hai. Khi đó việc tranh luận sẽ nhanh hơn, người nghe cũng dễ hiểu được vấn đề.
2. Lôi người thứ 3 vào cuộc hay nói không thành có
Mọi sự tranh cãi của các cặp vợ chồng trước hết đều nảy sinh từ bất đồng giữa những người trong cuộc. Bởi vậy khi mà cãi nhau đừng lôi người thứ 3 vào trong cuộc.
Cùng với đó cũng đừng bao giờ từ không mà nói thành có. Phụ nữ, nhất là phụ nữ nội trợ hay mất tự tin khi ngày ngày đầu bù tóc rối với việc nhà cửa, con cái; còn đức ông chồng lại ăn mặc chỉnh tề và tiếp xúc với các cô gái trẻ đẹp. Sự tự ti khiến họ buông những lời giận lẫy theo kiểu: "Em có làm gì, anh cũng đâu có thuận mắt…
3. Không cãi vã trước mặt người khác
Việc bạn đặt người bạn đời của mình vào tình huống xấu hổ, khó xử không phải là điều tốt. Mâu thuẫn dù ở mức độ nào đi nữa cũng phải tuân thủ nguyên tắc không cãi vã trước mặt người khác. Bạn cần giữ cho chồng/vợ thể diện, nếu bạn có một chút không hài lòng với chồng/vợ cũng nên bình tĩnh, nghĩ đến cuộc trò chuyện riêng vào lúc này là thực sự cần thiết. Khoảng thời gian không có nhiều người sẽ giúp bản thân bạn có thời gian thêm để suy nghĩ một cách tỉnh táo hơn.
4. Hãy lùi lại
Đàn ông vốn thích nghe nói ngọt nên thường rất khó chịu với những lời nói khó nghe. Những lời góp ý nhẹ nhàng hay đơn giản chỉ cần bạn hạ cái tôi xuống và xin lỗi trước, câu chuyện sẽ kết thúc trong bình yên. Vợ chồng khi đó có thể vui vẻ ngồi lại với nhau. Lúc đó bạn trách nhẹ nhàng thì anh ấy cũng sẽ đồng ý vì sự khéo léo, tinh tế và nhẹ nhàng của bạn càng làm anh ấy thêm yêu bạn.
5. Nhớ nguyên tắc "3 không"
- Không chỉ nói đối phương. Nhiều vợ chồng khi cãi nhau đều chỉ trích đối phương mà không nhận ra rằng để mâu thuẫn cũng xuất phát từ 2 phía.
- Cần tránh không tỏ thái độ bất cần. Nhiều người vợ cãi nhau thì hay dỗi, tỏ thái độ bất cần. Chính điều này lại làm tổn thương anh ấy và có khả năng tình yêu sẽ bị giảm đi rất nhiều sau câu nói bất cần của nửa kia.
- Không được ngắt lời. Khi đàn ông đã mở miệng giải thích, bạn cần lắng nghe cho hết chứ không nên ngắt lời. Nên nhớ là chỉ một lần ngắt lời thôi, sau này bạn sẽ không nghe thấy anh ấy trình bày quan điểm gì nữa đâu.
6. Tuyệt đối không để tranh cãi sang ngày thứ 3
Mọi người cần nhớ rằng, các việc nhỏ nên xử lí gọn trong 1 ngày, việc lớn hơn cũng chỉ nên tranh cãi tối đa 2 ngày. Nhiều phụ nữ coi đối phương như kẻ vô hình sau khi vợ chồng cãi nhau. Họ không thèm trò chuyện, nhắn tin hay nghe điện thoại… Vợ chồng đừng lên lạm dụng chiến tranh lạnh vì chỉ khiến cho không khí gia đình thêm phần nặng nề, bản thân mệt mỏi. Nhiều vợ chồng vì không thể thoát được không khí này mà làm đối phương thêm tổn thương, tình cảm xa cách. Lúc này lại là thời điểm dễ dàng cho người thứ 3 chen vào cuộc sống hôn nhân của bạn.
Trong một lần tâm sự với bạn, cô kể rằng bố chồng cô là một người khá lập dị và khó hiểu.
Nguồn: [Link nguồn]