Khi đã chia tay, có nên để chế độ "friend" với người cũ?

Liệu bạn có thể hoàn toàn cắt đứt quan hệ với người cũ khi cả hai bạn vẫn để chế độ "friend" trên mạng xã hội?

Và thỉnh thoảng, hai người lại cập nhật những bức ảnh hay đôi dòng trạng thái ẩn ý cho nhau rồi vào trang cá nhân của người cũ để "thăm dò"?

Khi đã chia tay, có nên để chế độ "friend" với người cũ? - 1

Càng theo dõi người cũ trên Facebook, bạn càng thấy mệt mỏi hơn (Ảnh minh họa)

Tin tôi đi, việc đó chỉ khiến bạn thêm bận tâm mà thôi. Có một sự thật đó là cho dù người cũ của bạn dùng Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat hay thậm chí LinkedIn trên internet, một khi đã dứt khoát, bạn cũng nên ngó lơ chúng đi thì hơn.

Vậy làm thế nào để bạn có thể khỏi các trang mạng xã hội? Dưới đây là 5 lời khuyên cần cân nhắc khi muốn cắt đứt hoàn toàn với tình cũ.

1. Thực sự muốn dừng lại

Khởi đầu lúc nào cũng là quan trọng nhất, bởi vì đơn giản, nếu bản thân mình chưa muốn thì có cố gượng ép cũng chẳng thể được. Thế nên, hãy bắt đầu trong suy nghĩ. Con người thường chọn cách đối mặt với những chuyện đau lòng hoặc phiền muộn để xúc tác cho quyết định từ bỏ ngay cả khi yêu thương vẫn đong đầy. Sẽ không đáng chút nào nếu bạn cứ lén vào trang cá nhân của anh ta rồi òa khóc nức nở giữa đêm còn anh ta có khi lại đang ngon giấc hay vui vẻ tán tỉnh đối tượng mới cũng nên. Bạn cần phải học cách chấp nhận sự thật.

2. Trao yêu thương, chớ thù hận

Nghe có vẻ điên rồ vì hai bạn mới chia tay nhưng biết đâu đấy. Gặm nhấm nỗi căm ghét ai đó trong lòng sẽ chẳng giúp bạn được gì ngoài làm trầm trọng thêm vấn đề. Tình yêu là sự giải phóng. Hãy nghĩ đến anh ta bằng chút tình nghĩa cuối cùng bên trong bạn, nếu không, sau tất cả, bạn sẽ bị ám ảnh mãi và luôn cố gắng muốn biết anh ta đang làm gì, nói chuyện với ai hay đăng ảnh gì trên mạng xã hội mà thôi. Vì vậy, đừng biến mình trở thành một người bị nỗi căm ghét xâm chiếm. Hãy cho đi tình yêu thương. Chúc phúc cho người ấy. Không một ai có thể hàn gắn vết thương lòng cho bạn ngoài việc hãy tự chữa lành cho mình bằng sự than thản trong tâm hồn.

Hãy nhớ đến những bài học rút ra được từ mỗi tình cũ, trân trọng những giây phút tươi đẹp và rồi quên nó đi.

3. Instagram hay Facebook không phải thực tại

Ngay cả khi bạn đã cho qua mọi chuyện, bạn vẫn để cho sự tò mò lấn át lí trí. Việc tò mò muốn vào trang cá nhân của anh ta là một điều hết sức tiêu cực

Bạn bắt đầu nghiễn ngẫm mọi dòng caption, mọi câu comment của anh ta với người khác rồi suy diễn. Vấn đề là, ai cũng có thể có suy nghĩ như bạn, ai cũng sẽ cố tìm cách để nghĩ anh ta đang nhắc tới mình. Và thế là sự ngộ nhận, sự ám chỉ cứ thể mà tiếp diễn tới mức bạn chẳng thể dứt ra nổi Thực tế mà nói, những gì bạnthấy trên các mạng xã hội không phải đều là sự thật.

4. Đăng có chủ ý

Khi bạn đăng nội dung nào đó với ý định gây tổn thương cho người cũ hay chỉ để cố gắng thu hút sự chú ý của họ, kết quả mang lại sẽ không mấy hay ho chút nào.Thành thật mà nói, sẽ chẳng ai quan tâm đến những gì bạn đăng lên - bởi đó là cuộc sống của bạn.

Hãy đăng về các mối quan hệ mới, công việc mới hay một bài hát nào đó bạn thích, chỉ cần không phải nhằm mục đích làm tổn thương tình cũ. Hãy để tất cả những dòng status mà bạn đăng đều xuất phát từ sự an lành.

5. Yêu bản thân nhiều hơn

Hãy tử tế với chính mình. Bạn vẫn có thể nghĩ về người đó nhưng tuyệt đối đừng cho rằng những thứ anh ta update trên trang cá nhân với những dòng status mùi mẫn sến súa là dành cho mình. Luôn nhắc nhở mình về thực tại, về cuộc sống hiện tại của bạn, yêu bản thân nhiều hơn. Ra ngoài tán gẫu với các cô bạn thân, thỉnh thoảng đi mua sắm, ăn diện thật đẹp bước ra đường, tin tôi đi, rồi mối tình cũ cũng cứ thế mà biến mất sớm thôi.

“Gái ngoan” bẽ bàng khi giăng bẫy làm vợ thiếu gia

Đọc những tin nhắn trong điện thoại Hoa Liên, Khánh giật mình không tin vào mắt mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Nhung ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN