Hỏi vợ 'ở nhà làm gì không nấu nổi bữa cơm', 4 ngày sau chồng mới nhận được câu trả lời từ cô, nhưng thái độ của anh mới là điều đáng nói
"Hôm nào con ốm hoặc quấy khóc quá, vợ chưa làm xong các việc, kiểu gì anh cũng cằn nhằn trách móc rằng em ở nhà chơi cũng không nấu nổi bữa cơm...", người vợ kể.
Phụ nữ thường chỉ vùng lên khi đã quá bất mãn với sự ích kỷ, bảo thủ của bạn đời. Mới đây một người vợ trẻ cũng đã vào mạng xã hội chia sẻ về mâu thuẫn cuộc sống giữa cô với chồng.
Chuyện cô kể như sau: "Sau khi trả hết nợ mua nhà, tài chính kinh tế ổn định trở lại chồng em yêu cầu vợ nghỉ làm ở nhà lo chăm con, vun vén gia đình để anh yên tâm tập trung cho công việc. Tuy nhiên lúc thuyết phục vợ nghỉ việc, anh ngon ngọt lắm, tới lúc em không đi làm nữa, kinh tế phụ thuộc chồng, anh liền quay ra đối xử với vợ không khác gì người ăn kẻ ở trong nhà. Mặc dù anh không bắt bẻ, không quản lý em chuyện chi tiêu song trong mắt chồng em, vợ làm việc nhà là nhàn hạ, sung sướng vô cùng.
Bài chia sẻ của người vợ
Biết chồng khó tính, em cũng cố gắng làm mọi thứ được chỉn chu. Hôm nào mà con quấy, con ốm vợ chưa làm xong các việc, kiểu gì anh cũng cằn nhằn trách móc rằng: 'Em ở nhà chơi thôi mà có mấy việc làm cũng không xong'.
Cách đây 2 tuần, con em bị ốm. Thằng bé quấy cả ngày bắt mẹ bế trên tay, bữa trưa cho nó ngủ xong, em cũng chỉ mau mải úp gói mì ăn vội. Nhà cửa hôm ấy em không dọn được. 7h tối chồng em đi làm về, nhìn nhà cửa bừa bộn, cơm nước nấu qua loa. Anh nhìn liền hỏi với giọng khó chịu: 'Em ở nhà chơi mà có bữa cơm cũng nấu không nên hồn là sao? Thế em ở nhà làm những việc gì?'.
Hôm ấy em thật sự mệt, không muốn đôi co với chồng nên chỉ bảo: 'Muốn biết vợ ở nhà làm những gì, anh thế thân vào vị trí của em sẽ rõ'.
Sau một hồi nói qua nói lại, chồng em vênh mặt chấp nhận thỏa thuận đổi vị trí cho vợ. Anh tự đắc rằng mình thừa sức làm việc nhà, anh sẽ chứng minh cho em sáng mắt. Em thì chỉ yêu cầu đơn giản, mọi thứ anh phải tự lo, em không hỗ trợ, các việc mà không làm xong trong ngày, coi như ngày ấy không hoàn thành, không tính. Nếu anh làm tốt trong 1 tuần, em sẽ phải xem xét, chỉnh đốn bản thân đúng ý chồng.
Thỏa hiệp xong, ngay hôm sau em với anh ấy hoán đổi công việc. Em làm sale, xin việc không khó, chỉ vài tin nhắn chỗ người quen là có thể đi làm ngay. Nhưng chồng em ngược lại, ngay ngày đầu tiên anh đã cuống cuồng gọi điện hỏi đủ thứ trên đời từ đi chợ thế nào, nấu cơm ra sao, nhờ vợ đón con, nhờ vào siêu thị mua đồ. Tuy nhiên theo đúng thỏa thuận, em từ chối giúp.
Hôm đầu đi làm về, chồng em chỉ làm được 1 việc là cho quần áo vào máy giặt với cắm được nồi cơm. Con chưa được ăn, chưa được tắm, nhà cửa không khác gì bãi chiến trường. Coi như hôm ấy anh không hoàn thành nhiệm vụ, chưa vượt qua được ngày đầu.
Sang ngày thứ 2, em vừa dắt xe ra khỏi ngõ, chồng gọi điện bảo mẹ anh bên nhà cảm cúm. Không để chồng nói thêm, em bảo luôn: 'Thế anh bế con sang nấu cho bà bát cháo tía tô. Tiện nhớ gom quần áo của ông bà đi giặt, lau dọn nhà cho ông bà nữa. Mọi khi em vẫn làm thế'.
Tối đó 7h em về, đến nhà thấy chồng nằm ghế trông con, mặt mũi bơ phờ. Vợ hỏi bữa tối thế nào thì anh bảo nấu mì tôm ăn tạm cho qua bữa vì con quấy quá không đi chợ được. Coi như ngày thứ 2 anh cũng không qua được.
Sang ngày thứ 3 tình hình vẫn không cải thiện, chồng em cắm cơm quên không nhấn nút, tới bữa còn nguyên nước, nhà cửa vẫn tanh bành. Xem như anh không hoàn thành.
Sang ngày thứ 4, vợ vừa dắt xe đi anh vội gọi nói muốn thương lượng lại. Em chỉ hỏi một câu duy nhất: 'Giờ thì anh đã hiểu em ở nhà làm những gì chưa?'. Sau vài giây thần người, anh mới nhẹ nhàng nói lời xin lỗi, nhận sai rằng trước nay bản thân ích kỷ, không biết nghĩ cho vợ. Có đứng trên lập trường của vợ, làm những việc vợ làm mới biết em vất vả, bản thân anh không kham nổi dù chỉ 1 ngày. Từ đó tới giờ chồng em thay đổi thái độ với vợ hoàn toàn luôn".
Có đứng trên vị trí của nhau, vợ chồng mới thật sự hiểu cho suy nghĩ cũng như nỗi vất vả của đối phương. Trong cuộc sống hôn nhân, mỗi người đều có 1 vai trò riêng, phụ nữ thiệt hơn vì họ luôn là người nhún nhường và sẵn sàng lui xuống làm hậu phương cho chồng phát triển. Vậy nên nếu không nhận được sự trân trọng từ chồng, người vợ nào cũng đều thất vọng, hẫng hụt. Đồng thời khi sự nhẫn nại không còn nữa, chắc chắn họ sẽ vùng lên đấu tranh giống người vợ trong câu chuyện trên chẳng hạn.
"Chồng cũ đề nghị rằng, con ở với em thiệt thòi cả về ăn ở lẫn học hành. Anh ta muốn em nhường quyền chăm nuôi...
Nguồn: [Link nguồn]