"Hiệp sĩ bóng đêm" những ngày cách ly toàn xã hội phòng dịch COVID-19

Những ngày dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cũng như trong những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, "hiệp sĩ bóng đêm" Lê Anh Tuấn vẫn sẵn sàng lái xe cấp cứu miễn phí, đưa nạn nhân đến bệnh viện, thoát lưỡi hái tử thần.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho Lê Anh Tuấn tại buổi tuyên dương Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019. Ảnh: Như Ý

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho Lê Anh Tuấn tại buổi tuyên dương Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019. Ảnh: Như Ý

Lê Anh Tuấn là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019, một trong 10 cá nhân nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2019. Hai năm qua, Tuấn đã thực hiện gần 400 chuyến xe cấp cứu miễn phí, đưa nạn nhân đến bệnh viện, thoát lưỡi hái tử thần. Nhiều người gọi Tuấn là "hiệp sĩ bóng đêm".

 Tuấn chia sẻ được khen thưởng, nhận Bằng khen thì thấy rất vinh dự và vẫn phải tiếp tục nhìn về phía trước làm tiếp, có trách nhiệm nhiều hơn. Nhưng mong được thất nghiệp hơn, đêm điện thoại không đổ chuông là thấy mừng vì ngoài phố mọi người bình an.

 Từ khi thực hiện Nghị định 100/2019 xử phát người uống rượu điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp và nâng mức phạt cao, cộng thêm ảnh hưởng từ dịch COVID-19 tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố đã giảm, nhưng số điện thoại cứu hộ của Tuấn vẫn réo.

 21h ngày 31/3, Tuấn nhận được thông tin vụ va chạm giữa xe máy và xe tải trên đường Hồ Văn Mên (phường An Thạnh) khiến người điều khiển xe máy bất tỉnh. 22 giờ ngày 1/4, cậu nhận được điện thoại thông tin tai nạn xe máy tông vào đuôi ô tô đang đỗ trên đường Huỳnh Văn Lũy (phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) khiến một nữ chấn thương vùng đầu, một nam đi chung xe nghi chấn thương xương chậu.

 Những ngày đang cách ly toàn xã hội này, Tuấn cũng cách ly ở nhà. Thay vì lái xe cấp cứu vòng vòng quanh thành phố từ 19 - 22h rồi, giờ nằm nhà có điện báo thì ra hiện trường, đưa nạn nhân đến bệnh viện, rồi quay về.

 Tuấn cho hay tâm lý từ trước đến giờ vẫn luôn sẵn sàng, chuông đổ là lên xe đi liền. "Có điều sẽ rất bứt rứt khi tai nạn trên địa bàn gần nhà mình mà người dân không biết số điện thoại của mình để gọi. Vì không phải ai cũng biết số của mình, phần nhiều là công an khu vực", Tuấn bộc bạch.

Những ngày dịch COVID-19 Tuấn vẫn luôn sẵn sàng cứu nạn. Đồng thời trang bị thêm đồ bảo hộ cá nhân.

Những ngày dịch COVID-19 Tuấn vẫn luôn sẵn sàng cứu nạn. Đồng thời trang bị thêm đồ bảo hộ cá nhân.

 Đi cứu hộ trong đợt dịch COVID-19 có căng thẳng, sợ nhiễm bệnh? Tuấn liền giới thiệu luôn combo đủ bộ đồ, khẩu trang, găng tay, túi trùm tóc, túi bọc chân, kính mắt. 200 nghìn một bộ, cậu tự trang bị.

 "Dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng có phần căng thẳng, nhất là khi ra vào bệnh viện. Nhưng khi thấy mọi người ra vào bệnh viện, ra đường bắt buộc đeo khẩu trang nên mình cũng bớt lo hơn". Tuấn cũng cho hay sau mỗi ca cứu hộ, các thiết bị trên xe đều được vệ sinh khử trùng bằng cồn.

 Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng tới công việc buôn bán rau của gia đình Tuấn, thu nhập giảm sút. Các cửa hàng, quán ăn đều đóng cửa không đặt hàng, việc buôn bán chủ yếu bán lẻ cho các gia đình.  Tuy nhiên không vì thế mà ảnh hưởng tới việc cứu hộ cứu nạn của Tuấn.  

Đơn tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19 khiến vạn người xúc động

Cộng đồng không chỉ xúc động trước tinh thần xung kích, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên mà còn bởi những nét chữ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Tùng ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN