Hết tiêu tiền bừa bãi nhờ thử thách 'ngày chi tiêu 0 đồng'

Sự kiện: Giới trẻ 2024
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Bạn có thể chỉnh thói quen xài hoang với thử thách 'một ngày không cần đến tiền', tự chuẩn bị đồ ăn từ thực phẩm còn trong tủ lạnh...

Ảnh: Pinterest

Ảnh: Pinterest

Đối với nhiều người, tiêu tiền là chuyện đương nhiên. Họ mua bữa sáng ở cửa hàng tiện lợi trước khi đi làm, bắt tàu điện ngầm đến công ty, gọi đồ ăn trưa với đồng nghiệp... Tuy nhiên, Mitsuaki Yokoyama, chuyên gia tư vấn tài chính gia đình nổi tiếng ở Nhật Bản lại có cách để lật ngược vấn đề này. Ông thường tự đặt ra một ngày không chi tiêu trong một tuần (ngày chi tiêu 0 đồng) để điều chỉnh thói quen tiêu tiền bừa bãi và mang lại ba lợi ích lớn.

Sau khi ông đưa ra đề nghị này với những khách hàng, họ đều ngạc nhiên và hỏi: "Có nghĩa là cả ngày tôi không được tiêu đến nửa xu?", "Nếu tôi không để ví ở nhà thì làm thế nào?". Nhưng sau khi thực hành, họ thường phản hồi với Yokoyama rằng "thực sự tôi không tiêu nửa xu" và "cảm giác như đang chơi game vậy, rất thú vị".

Chuyên gia này đã liệt kê cách để không mua bất kỳ thứ gì cho ngày không chi tiêu:

- Để không tốn tiền ăn trưa bên ngoài, ông tự làm hộp cơm bento.

- Để không tốn thêm tiền đi lại, hãy cố gắng đi xe buýt theo vé tháng, không la cà ở các cửa hàng sau giờ làm.

"Bằng cách lặp lại những hành động này hàng ngày, bạn có thể lường trước được những tình huống sẽ tiêu tiền. Với một chút nỗ lực, bạn có thể đạt được "ngày không chi tiêu mỗi tuần". Bạn không sử dụng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc ví điện tử để thanh toán. Vấn đề là hãy ấn định một ngày mà bạn hoàn toàn không tiêu tiền. Mục đích của "ngày không chi tiêu" là cố tình không tiêu tiền và kiểm soát chi tiêu.

Yokoyama cũng lưu ý, tiền thuê nhà, phí bảo hiểm, hóa đơn nước, gas, điện, điện thoại, Internet và phí đi lại hàng ngày được tự động khấu trừ hàng tháng không tính là chi phí trong ngày không chi tiêu. Nói tóm lại, nó được giới hạn ở mức chi tiêu mà bạn có thể quyết định.

Khi "ngày chi tiêu 0 đồng" trở thành thói quen trong cuộc sống, nó có thể tạo ra những tác động sau:

Bạn biết lập kế hoạch giỏi hơn

Lên lịch những ngày không chi tiêu trong tuần, tháng có nghĩa là bạn phải lập kế hoạch mua thực phẩm. Bạn cũng phải lập kế hoạch khi nào nên mua những thứ cần thiết hàng ngày và giảm tần suất mua sắm. Bằng cách này, bạn có thể giảm cơ hội tiêu tiền một cách bừa bãi và đạt được mục tiêu tiết kiệm.

Biết cách tự kỷ luật

"Ngày 0 đồng" là ngày bạn không mua gì. Bạn có thể đến siêu thị hoặc một số cửa hàng nhưng không thể mở ví. Tình thế tiến thoái lưỡng nan này có thể giúp bạn phát triển tính kỷ luật tự giác, giảm nguy cơ mua sắm bốc đồng và phát triển thói quen chỉ mua những thứ cần thiết.

Có thêm thời gian rảnh

Tác dụng bổ sung của "ngày chi tiêu 0 đồng" là bạn sẽ không đi đến những nơi khác trên đường về nhà. Điều này không chỉ làm giảm cơ hội tiêu tiền mà còn giúp bạn có nhiều thời gian rảnh hơn. Sau khi trở về nhà lúc 18h, hãy chạy bộ bên ngoài, xem album hoặc phim đã thu sẵn, trò chuyện với gia đình, đọc sách hoặc làm vườn.

"Ngày chi tiêu 0 đồng" cho chúng ta tận hưởng các khoảng thời gian ý nghĩa. Nó là một ngày "nhịn ăn" về kinh tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Hồng Ngọc, 27 tuổi, đang làm việc trong lĩnh vực kế toán tại Hà Nội, cho biết việc hạn chế chi tiêu bốc đồng, đặt mục tiêu tài chính cụ thể... giúp cô tiết kiệm 5-7 triệu đồng hàng tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hằng Trần (Theo Stock) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN