Góc khuất “nổi da gà” trong nghề mai táng

Sự kiện: Những tâm sự hay
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau nhiều năm làm việc, anh Đức từng gặp không ít những trường hợp khiến bản thân “khắc cốt ghi tâm”.

Anh Nguyễn Trọng Đức chia sẻ những trải nghiệm đặc biệt trong nghề mai táng (Ảnh BTC)

Anh Nguyễn Trọng Đức chia sẻ những trải nghiệm đặc biệt trong nghề mai táng (Ảnh BTC)

Trong chương trình Real Talk, anh Nguyễn Trọng Đức (33 tuổi), chủ một dịch vụ tang lễ tại TP.HCM, đã chia sẻ những trải nghiệm đặc biệt trong nghề mai táng. Từ một đầu bếp, anh rẽ hướng theo nghề cha mình mở dịch vụ tang lễ cho những người khó khăn. Công việc ban đầu là một thử thách lớn khi phải đối mặt với nỗi sợ và sự khắc nghiệt.

Anh Đức thừa nhận: "Nghề này ít người chọn nhưng khi làm rồi, tôi nhận ra đây là sự an ủi, là cơ hội phụng sự khách hàng". Trong đội ngũ của anh, nhân viên thường là những người từng khó tìm việc làm khác, nhưng qua thời gian, họ gắn bó với ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nghề.

Một trong những kỷ niệm khó quên xảy ra vào ngày 25 Tết năm 2022. Anh Đức được gọi xử lý một thi thể đã mất 7 ngày tại một con hẻm nhỏ. "Khi đến nơi, tôi và cộng sự choáng ngợp vì sự phân hủy nghiêm trọng. Mùi hôi ám vào cơ thể nhân viên, thậm chí trong cả bữa ăn," anh kể lại. Phải mất hơn một tuần, mùi hôi mới tan biến hoàn toàn.

Một trường hợp khác xảy ra vào tháng 8/2022, khi anh tổ chức tang lễ cho một giáo sư cao tuổi tại TP.HCM. Gia đình phát hiện ông từng dự đoán chính xác ngày qua đời, chỉ chênh một giờ đồng hồ. “Đó là điều tôi không thể giải thích,” anh Đức chia sẻ.

Trong giai đoạn dịch COVID-19, công việc của anh càng thêm thử thách. Anh từng tự tay thực hiện mai táng cho người thân trong gia đình, người qua đời do dịch. “Đứng ở vị trí thực hiện tang lễ cho người thân, cảm xúc đó không thể diễn tả, nhưng tôi phải giữ vững tinh thần để làm tròn trách nhiệm,” anh nói.

Ngoài ra, anh Đức tiết lộ quy tắc bất di bất dịch khi làm nghề, bao gồm việc chia sẻ nỗi đau với gia đình khách hàng, giữ sự nghiêm túc trong suốt tang lễ và tuyệt đối tránh những lời nói không phù hợp. Về những trường hợp người mất "không nhắm mắt", anh giải thích đó có thể do họ còn điều tiếc nuối. Trong những tình huống này, gia đình cần giúp người thân ra đi thanh thản.

Dù công việc nhiều khó khăn, anh Đức luôn đặt nhân văn lên hàng đầu. Trong dịch COVID-19, anh không đặt nặng kinh phí, thậm chí hỗ trợ miễn phí cho nhiều gia đình. “Chúng tôi muốn san sẻ nỗi đau mất mát. Có những trường hợp, chúng tôi tiếp nhận hũ tro cốt, gửi vào chùa để chăm sóc, nghe kinh kệ, rồi bàn giao lại cho gia đình sau khi họ qua cách ly,” anh kể.

Với những câu chuyện “khắc cốt ghi tâm”, anh Đức không chỉ cho thấy sự khắc nghiệt của nghề mà còn lan tỏa ý nghĩa sâu sắc về sự sẻ chia và đồng cảm.

Hà Nội - Anh Kiều Văn Thanh, 46 tuổi, là thế hệ thứ ba của dòng họ Kiều ở làng Đông Hạ, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai theo nghề ca khóc trong các đám tang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.V ([Tên nguồn])
Những tâm sự hay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN