Giúp đỡ người khác là tốt nhưng bạn nhất định phải biết 4 quy tắc ẩn này
Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn là một trong những đức tính truyền thống được răn dạy qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, có một số quy tắc ẩn bạn nên biết, tránh để việc tốt biến thành điều xấu.
1. Đừng giúp người khác khi họ chưa nhờ
Một số người tốt bụng tới mức hễ thấy ai khó khăn là chủ động giúp đỡ, thậm chí cả khi thấy rõ người đó có khả năng tự giải quyết vấn đề, hoặc không muốn nhờ vả, theo Aboluowang.
Một số người cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Ảnh minh họa: CN
Trong trường hợp như vậy, người được giúp đỡ sẽ cảm giác bất đắc dĩ phải mang ơn. Khi sự can thiệp quá mức cần thiết, hai bên có thể nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí tới mức từ mặt nhau.
2. Không nên mong cầu sự đền đáp
Một số người thích giúp đỡ người khác. Họ cảm thấy hạnh phúc khi thấy người khác vượt qua khó khăn nhờ có sự giúp đỡ của mình. Đây là lòng tốt xuất phát từ tâm.
Tuy nhiên, có những người coi việc giúp đỡ là "phương tiện" để nhận được sự đền đáp. Khi người được giúp đỡ không đáp lại hoặc mức độ đền đáp không như ý, người giúp đỡ sẽ cảm thấy mất cân bằng.
Họ sẽ dùng việc giúp đỡ để đòi hỏi sự đền ơn từ người ta, đưa ra những chỉ trích mang tính đạo đức. Điều này không chỉ khiến họ nảy sinh lòng oán giận, mà còn khiến người được giúp đỡ cảm thấy bị áp lực.
3. Giúp đỡ không phải là "phát lương"
Người ta thường nói “giúp ngặt chứ không giúp nghèo”. Có những người dù không dư giả nhưng vẫn sẵn sàng chìa tay ra giúp đỡ người gặp khó khăn. Điều đó thực sự rất đáng trân quý.
Tuy nhiên, cũng có những người ỷ lại vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân, sống dựa vào tình thương của người khác. Họ thậm chí còn dùng đạo đức để trói buộc những người giúp đỡ mình.
Khi đối phương ngừng giúp đỡ, họ sẽ vu khống người đó “giả nhân giả nghĩa”. Nếu thực sự muốn giúp đỡ những người này, đặc biệt là về tài chính, tốt nhất không nên cho cố định vào một thời điểm cố định, để tránh tạo thói quen ỷ lại.
Nếu việc thiện nguyện ban đầu trở thành “phát lương”, sẽ mang lại nhiều phiền toái cho chính mình.
4. Biết rõ giới hạn của bản thân
Bạn chỉ có thể nỗ lực trong phạm vi giới hạn của bản thân, không thể kiểm soát hoàn toàn mọi việc của người khác, càng không thể chống lại tự nhiên.
Bạn không thể cứu cả thế giới. Vì vậy, bạn hãy giúp đỡ người khác trong tâm thế sẵn sàng cho đi từ tâm, dốc hết sức mình và sau đó thuận theo tự nhiên.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều người đã chứng kiến tài sản của mình bị sụt giảm và rơi vào khủng hoảng tái nghèo vì vướng vào 5 "cái bẫy" này.