Đừng tự mình hủy hoại sự nghiệp khi nói 7 câu này với cấp trên
Những người khéo léo, biết mình nên và không nên nói gì, làm gì sẽ dễ đạt được thành công hơn. Ngay cả khi mối quan hệ cấp trên và đồng nghiệp ngày càng trở nên thân thiết hơn, bạn cũng đừng bao giờ nói 7 câu “tối kỵ” này.
Nếu cấp trên giao cho bạn một nhiệm vụ, bạn nên hoàn thành càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa)
1. Tôi được lợi gì từ việc này?
Theo Theresa, người quản lý bộ phận PR của một cửa hàng, việc bạn đặt ra các câu hỏi khi được giao một nhiệm vụ nào đó là điều hoàn toàn được khuyến khích. Tuy nhiên sẽ là không hay chút nào khi bạn hỏi cấp trên của mình rằng: "Tôi được lợi gì từ việc này?”.
“Nó giống như việc bạn nói với sếp rằng mình sẽ chỉ làm công việc đó nếu nó mang lại lợi ích cho bản thân. Đối với tôi, đó là câu nói thể hiện tinh thần không hợp tác", Theresa.
Nếu bạn được yêu cầu giúp đỡ một nhóm hay đảm nhận một trách nhiệm mới, điều đó có nghĩa rằng cấp trên đang đặt niềm tin vào bạn, cảm thấy bạn có khả năng. Hãy cứ thực hiện công việc đó và ngay cả khi bạn không nhận được lợi ích về kinh tế, đó cũng là cơ hội tốt để bạn thể hiện năng lực của mình cũng như thu về nhiều kinh nghiệm quý báu.
2. Ở công ty cũ tôi toàn làm theo cách đó
Việc bạn có những cách làm khác là điều hết sức bình thường song sẽ không có người sếp nào vui được khi bạn khăng khăng giữ cách làm của mình với lời bào chữa: “Ở công ty cũ tôi toàn làm theo cách đó, có sao đâu”.
Fiona, một giám sát viên nhóm thuộc một công ty xuất bản chia sẻ: "Mỗi công ty đều có một quy trình riêng để hoàn thành công việc. Khi bạn đã là một phần của công ty, bạn cần tin tưởng rằng các quy trình mà họ đang áp dụng là có hiệu quả với họ”.
Bạn không nên mang công ty cũ vào những câu nói với cấp trên. Nếu bạn thấy rằng công ty có đã cho mình học hỏi một phương pháp tốt hơn để làm điều gì đó, bạn hoàn toàn có thể xin ý kiến cấp trên về việc liệu có thể thử cách làm mới cho công việc hiện tại hay không, thay vì cố gắng kiểm soát, thay đổi mọi thứ theo ý mình.
3. Tôi sẽ làm việc đó nhưng không phải là ưu tiên lúc này
Nếu cấp trên giao cho bạn một nhiệm vụ, bạn nên hoàn thành càng sớm càng tốt, trừ khi cấp trên nói rằng việc đó không gấp. Joanne, giám đốc điều hành một công ty tư vấn nghề nghiệp chia sẻ: "Đây là một trong những câu nói mà tôi rất ghét nghe. Nó cho thấy bạn không biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc của mình".
Mọi việc mà bạn làm đều quan trọng và một số nhiệm vụ có thể chưa gấp bằng những nhiệm vụ khác. Nếu cấp trên đã giao cho bạn nhiệm vụ kèm thời hạn cụ thể, hãy cố gắng hết sức để thực hiện đúng. Nếu cấp trên không đưa ra thời hạn cụ thể, bạn có thể chủ động đưa ra thời hạn song đừng nói rằng bạn sẽ để đấy làm sao vì nó không quan trọng với bạn.
4. Tôi về sớm nhé! Tôi không có nhiều việc phải làm
Câu nói này tệ như thể bạn đang nói với sếp của mình rằng bạn chán công việc này.
"Bạn được trả tiền để làm việc một số giờ nhất định mỗi ngày. Vậy điều gì khiến bạn nghĩ rằng mình nên rời văn phòng trước mọi người vì ít việc? Ngay cả khi bạn cảm thấy uể oải, hãy tìm thứ gì đó để làm và lấy lại tinh thần. Bạn không được trả lương chỉ để giết thời gian", Fiona chia sẻ.
5. Tôi sẽ nói chuyện với cấp trên của anh/chị
Giữa bạn và sếp của mình có thể có những khúc mắc song dù là chuyện gì, bạn cũng đừng bao giờ nói ra điều này. Nó giống như việc bạn đang muốn đe dọa cấp trên của bạn vậy.
“Bạn có thể làm điều đó khi đi ăn hàng, khi bạn không hài lòng với cách phục vụ của nhân viên. Đó là vì bạn là khách hàng và bạn trả tiền để được phục vụ. Tuy nhiên khi ở nơi làm việc, đó là một câu chuyện khác", Theresa chia sẻ.
Nếu bạn cảm thấy không thể hợp tác được với vị sếp đó, bạn có thể trao đổi thẳng thắn, tìm cách thay đổi hay tìm cho mình một công việc khác. Đe dọa không phải là điều mà bạn nên làm với sếp của mình.
6. Tôi không được tuyển vào để làm việc đó
Bạn đến công sở là để làm việc và hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. (Ảnh minh họa)
Đôi khi, bạn có thể sẽ được cấp trên yêu cầu làm một số công việc không thuộc phạm vi công việc của mình song hãy cứ làm đi. Điều này cho thấy thái độ làm việc tốt, luôn sẵn sàng cho những điều mới mẻ. Cấp trên sẽ thấy rằng bạn là người được việc, đáng tin cậy và linh hoạt, có thể đảm đương được nhiều nhiệm vụ.
Khi bạn thẳng thừng từ chối với lý do đó không phải là việc của mình, điều này giống như bạn làm việc với tâm lý đối phó vậy. Cấp trên phải tin tưởng bạn thì mới giao cho bạn một công việc mới, họ tin tưởng rằng bạn có thể làm được. Hãy xem đây là một cơ hội để ngày càng hoàn thiện mình.
7. Tôi thực sự phải làm việc với cô ấy/anh ấy ư?
"Câu nói này thực sự thiếu tính chuyên nghiệp", Lisa nói.
Bạn không thể mong đợi một môi trường mà ai cũng quý mến, thân thiệt với nhau song đừng bao giờ nói với cấp trên rằng bạn không muốn thực hiện việc nào đó chỉ vì người làm cùng là người mà bạn không ưa. Điều này là hết sức trẻ con.
Bạn đến công sở là để làm việc và hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Nếu sếp xếp bạn làm việc với người bạn không thích, hãy cứ làm tốt phần việc của mình, hoàn thành nhiệm vụ.
Trên thực tế, EQ rất quan trọng, nó có liên quan rất nhiều đến cấp độ trong công việc. Sự khác biệt giữa người có...
Nguồn: [Link nguồn]