Dù tổn thương đến mấy bạn cũng phải chôn giấu trong lòng 3 điều này

Càng trưởng thành con người càng phải biết tiết chế lời nói của bản thân, có như vậy họ mới nhận ra những bài học giá trị trên đường đời.

Càng trưởng thành càng nên nói ít đi. (Ảnh minh họa)

Càng trưởng thành càng nên nói ít đi. (Ảnh minh họa)

Cuộc sống chẳng thể lúc nào cũng suôn sẻ và thuận lợi mãi mãi. Càng lớn chúng ta càng nhận ra rằng, cuộc đời của mình giống như một đường ziczac, có lên có xuống, có buồn có vui. Ai cũng mong mình có được một cuộc sống vô ưu vô lo, lúc nào cũng vui vẻ yêu đời nhưng thực tế lại rất phũ phàng.

Bạn có biết không? Có một sự khác biệt rất lớn giữa trường học và trường đời. Trường học sẽ cho bạn học trước kiểm tra sau nhưng trường đời sẽ cho bạn kiểm tra trước học sau.

Mỗi khi gặp một chuyện buồn nào đó, chúng ta có xu hướng muốn tìm một người để tâm sự và chia sẻ. Nhưng liệu bạn đã từng nghĩ rằng, nỗi buồn của mình trong mắt người ta rốt cuộc chẳng là gì cả, thậm chí họ còn có thể lấy chuyện đó làm trò mua vui với người khác.

Thế nên, cho dù người đó thân thuộc đến mấy đi chăng nữa, cũng có một số chuyện tốt nhất nên chôn giấu trong lòng. Người thông minh sẽ biết cách giữ miệng và giữ bí mật, không phải cái gì cũng dễ dàng chia sẻ với người khác. Sau đây là những thứ dù có “cậy miệng”, bạn cũng không nên chia sẻ với người khác.

1. Chuyện gia đình

Những câu chuyện liên quan tới gia đình rất đa dạng, chủ yếu xoay quanh các vấn đề mẹ chồng nàng dâu, nuôi dạy con cái, chuyện vợ chồng… Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đôi khi còn gây ra sự tan vỡ không mong muốn.

Trên thực tế có không ít tình huống "trong nhà chưa tỏ ngoài ngỏ đã tường", điều này cũng bắt nguồn từ việc một số người sau khi cãi nhau trong gia đình, mọi chuyện chưa giải quyết xong đã đem sự bực tức của mình đi kể cho người ta nghe. Chỉ cần vài câu hỏi đụng chạm tới sự ức chế trong lòng, họ bắt đầu "xả lũ" hết mọi thứ. Bạn sẽ không ngờ rằng, cũng cùng một câu chuyện nhưng khi truyền từ người này sang người khác, nó lại được thêu dệt thêm nhiều thứ cho hấp dẫn.

Khi so sánh với gia đình người ta, bạn không hiểu tại sao họ lại có cuộc sống viên mãn như vậy. Bạn sẽ chẳng hiểu được rằng, “xấu che tốt khoe”, mỗi khi gặp vấn đề họ tự tìm cách giải quyết thay vì chia sẻ với người khác. Suy cho cùng, đó là chuyện của gia đình bạn, thế thì hãy nên "đóng cửa bảo nhau", người ngoài rốt cuộc không có nghĩa vụ phải thông cảm và bảo vệ quyền riêng tư của bạn.

2. Chuyện tình cảm 

Có những chuyện rất vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng đủ để “giết chết” tình yêu giữa 2 người. Một số cặp đôi được mọi người ngưỡng mộ có tình yêu thuỷ chung suốt nhiều năm. Thế nhưng vào một ngày, họ đột nhiên tuyên bố chia tay trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Lúc này, phần lớn mọi người sẽ có tâm lý tò mò muốn biết lý do chia tay.

Bạn cần hiểu rằng, họ không có nhiệm vụ phải kể và giải thích cho tất cả mọi người cùng biết. Nhiều người có xu hướng thích “cười trên nỗi đau của người khác”. Họ sẽ bắt đầu thêu dệt nên những lý do chia tay như ngoại tình, cắm sừng, đoán già đón non mọi thứ. Lý giải cho điều này liên quan tới sự tự ti, có nghĩa rằng họ thích tự an ủi bản thân hoặc cảm thấy vui vẻ khi thấy người ta đau khổ.

Sau khi chia tay, tốt nhất không nên chia sẻ chuyện buồn này cho người khác. Bởi việc kể ra suy cho cùng chẳng khác nào tìm kiếm sự đồng cảm và thương hại từ người khác.

3. Chuyện về người khác

Trong cuộc sống luôn có những người làm việc trái với đạo đức. Một số người cảm thấy rất “chướng mắt” và bàn luận rôm rả về chuyện của người ta. Chẳng cần biết ai đúng ai sai, bạn cũng đừng là người chủ động bàn luận về người ta. 

Nhà văn Miller Hemingway từng nói: "Chúng ta mất 2 năm để học nói nhưng lại mất tới 60 năm để học cách im lặng". Đôi khi, thật sự rất khó để phớt lờ hoàn toàn chuyện của người khác nhưng rốt cuộc đó vẫn là chuyện của người ta, tại sao bạn phải hóng hớt và tọc mạch vào chuyện của người ta vậy. Dù có khó chịu thế nào đi chăng nữa, bạn cũng phải biết kiềm chế cái miệng của mình lại.

Có lẽ những chuyện trên nếu được kể cho người khác nghe sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nhưng sau đó bạn sẽ nhận ra điều gì? Học cách giữ bí mật xét cho cùng cũng là một kỹ năng rất cần thiết trong quá trình trưởng thành, sau này bạn sẽ nhận ra mình hưởng lợi rất nhiều nếu biết “tự tiêu hóa nỗi đau”.

Suy cho cùng, đời người vốn không ngắn cũng chẳng dài, không tranh giành chính là từ bi, không biện minh chính là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, tha thứ là giải thoát và biết đủ chính là buông.

Tự kỷ luật bằng việc tiết kiệm tiền, tôi nhận ra vô số bài học có giá trị

Kiếm tiền phụ thuộc vào khả năng, tiêu tiền phụ thuộc vào sự khôn ngoan và tiết kiệm tiền phụ thuộc tính kỷ luật...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN