Đời thay đổi khi ta thay đổi: 5 cách rèn luyện tư duy tích cực ai cũng làm được
Chúng ta không thể loại bỏ tất cả căng thẳng nhưng hoàn toàn có thể chọn cách đối mặt với tư duy mới, tích cực hơn.
(*) Bài viết là chia sẻ của Catherine A. Sanderson, giáo sư tâm lý học tại Đại học Amherst. Năm 2012, bà được vinh danh là 1 trong 300 giáo sư hàng đầu của Mỹ do Princeton Review bình chọn.
Khi tôi mới ngoài hai mươi tuổi, trong một lần cùng bạn trai lái xe trên xa lộ gần trung tâm thành phố, xe của chúng tôi bị thủng lốp. Lúc đó tôi rất lo lắng vì điện thoại di động khi đó chưa hề phổ biến, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ bị mắc kẹt ở đây trong nhiều giờ, thậm chí có thể phải đi bộ cả quãng đường dài để tìm sự giúp đỡ… Vậy là một ngày toàn những điều tệ hại vì sự cố này.
Ngay khi bạn trai tấp xe vào lề đường, tôi đã không giấu được những lo lắng của mình. Anh nhìn tôi rất bình thản và nói: “Anh sẽ đi thay lốp, chỉ mất vài phút thôi”. Và chúng tôi đã nhanh chóng có thể lên đường sau đó.
Câu chuyện này có thể giúp mọi người hiểu đơn giản về nguyên tắc quan trọng: Một số người cảm thấy dễ dàng áp dụng chế độ suy nghĩ tích cực hơn những người khác, điều này ảnh hưởng đến cách họ phản ứng với trục trặc trong cuộc sống.
Trong khi tôi thấy hỏng lốp xe là một vấn đề lớn thì bạn trai tôi chỉ coi đó là một bất tiện nhỏ. Suy nghĩ tích cực hơn khiến anh ấy bình tĩnh và đưa ra hành động thích hợp. Cái nhìn bi quan hơn của tôi chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi và thậm chí là cảm thấy bất lực.
Sự khác biệt này trong cách chúng ta nhận thức và phản ứng với các sự kiện, thách thức trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng đối với hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Khi chúng tôi thay đổi tư duy theo hướng lạc quan hơn, chúng ta có thể loại bỏ tác động của những tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày và vẫn cảm thấy hạnh phúc.
Một nghiên cứu cho thấy, lạc quan có lợi cho sức khỏe của chúng ta: Những người tuổi từ 40 đến 90 có xu hướng sống lâu hơn nếu họ lạc quan hơn. Chúng ta không thể quyết định những điều sẽ đến với mình song hoàn toàn có thể lựa chọn cách nhìn nhận, đối mặt với chúng. Dưới đây là 5 cách để bạn rèn luyện tư duy của mình theo hướng tích cực, lạc quan hơn.
1. Nhìn nhận các yếu tố gây căng thẳng
Dù bạn là ai, có cuộc sống ra sao thì căng thẳng đều là điều khó tránh trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều trải qua những tình huống phức tạp hàng ngày như người chị đồng nghiệp nói nhiều hay anh sếp khó tính... Chúng ta không thể loại bỏ tất cả căng thẳng nhưng hoàn toàn có thể chọn cách đối mặt với tư duy mới, tích cực hơn.
Một số người lạc quan có thể làm được điều này một cách rất tự nhiên. Họ có thể nhìn thấy được cơ hội trong thách thức, điều tích cực trong cơn cáu kỉnh. Điều này giúp họ bảo vệ tâm trạng của mình. Nếu những suy nghĩ tích cực không đến với bạn một cách tự nhiên, hãy bắt đầu bằng cách cố gắng tập trung vào mặt tốt trong các tác nhân gây căng thẳng thay vì mặt xấu.
Nếu bạn đang bị kẹt xe do tắc đường, hãy tự cho phép mình khoảng thời gian để nghỉ ngơi, ngắm nhìn kỹ hơn về cuộc sống và tận hưởng vẻ đẹp từ nó.
Nếu bạn bị hoãn giờ bay, hãy dùng khoảng thời gian đó để gọi điện hỏi thăm người thân, bạn bè hoặc đọc một cuốn sách hay.
Bạn bị lỡ dịp thăng tiến? Điều này có nghĩa rằng đây chính là thời điểm tốt để bạn hoàn thiện mình hơn hoặc khám phá các lựa chọn nghề nghiệp khác – nơi bạn có thể làm tốt hơn.
Không có kế hoạch nào cho đêm giao thừa? Hãy đơn giản là cùng gia đình quây quần trước TV và xem những chương trình, lễ hội. Bạn cũng có thể bắt đầu một công việc nào đó cho năm mới như dọn dẹp tủ quần áo của mình chẳng hạn.
Chúng ta không thể kiểm soát những gì cuộc sống đem đến cho mình nhưng hoàn toàn có thể sắp xếp chúng lại và thay đổi thái độ đối mặt.
2. Hãy bao dung
Nhiều người có xu hướng tự trách bản thân mình khi có điều gì đó không được như ý muốn và tất nhiên, điều này không hề khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. Để thay đổi tư duy của mình theo hướng lạc quan và hạnh phúc hơn, chúng ta có thể đơn giản chỉ là cho phép cơ thể mình nghỉ ngơi, đối xử tử tế với bản thân như cách chúng ta đối xử với một người bạn khi gặp phải khó khăn.
Khi bạn biết yêu thương mình hơn, không tìm cách đổ lỗi cho bản thân, bạn sẽ ít cảm thấy lo lắng, hạnh phúc hơn và lạc quan hơn về cuộc sống, tương lai.
Khi có điều tồi tệ nào đó xảy đến, hãy cho phép tinh thần bạn chùng xuống một chút, tha thứ cho bản thân và đối xử với mình bằng sự yêu thương, bao dung.
Bên cạnh việc đổ lỗi cho bản thân về những lỗi này, mọi người cũng có thể rơi vào cái bẫy của việc suy ngẫm về những sự việc tồi tệ rất lâu sau khi họ kết thúc. Thay vì chấp nhận những điều gì xảy ra và tiếp tục, họ mắc kẹt trong cảm giác tiêu cực của mình - sau đó, để vấn đề trở nên tồi tệ hơn, họ tự đánh giá mình cảm thấy tồi tệ!
3. Để mọi thứ trôi qua
Bên cạnh sai lầm không ngừng đổ lỗi cho bản thân, nhiều người còn dễ rơi vào cái bẫy của những suy ngẫm về điều tồi tệ rất lâu sau khi chúng đã kết thúc. Thay vì chấp nhận và tiếp tục cuộc sống của mình, họ bị mắc kẹt trong cảm giác tiêu cực và rồi tự đẩy mọi thứ trở nên tệ hơn. Đó chính là một vòng luẩn quẩn, nơi mà suy nghĩ lại cảm giác tồi tệ khiến bạn cảm thấy tệ hơn và lại suy ngẫm nhiều hơn.
Khi bạn thấy mình đang đắm chìm trong những suy nghĩ về mâu thuẫn với một người bạn hay khó khăn nào đó trong công việc… hãy thử tiếp cận theo một cách mới: Xác định và ngừng chống lại những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực này.
Ví dụ: Bạn có thể nghĩ: “Mình thấy cô đơn” hoặc “Công việc của mình không được suôn sẻ”… Bằng cách gọi tên và chấp nhận những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan đó, bạn sẽ không còn luẩn quẩn mãi trong mớ bòng bong, mở ra cách nghĩ và phản hồi tích cực hơn. Điều gì đã qua, hãy để chúng lại trong quá khứ.
4. Biết ơn thay vì so sánh
Có một bài thơ rất hay của Kurt Vonnegut kể về cuộc trò chuyện của anh với tác giả Joseph Heller trong một bữa tiệc do tỷ phú nọ tổ chức. Khi Vonnegut hỏi Heller rằng anh ấy cảm thấy thế nào khi biết vị tỷ phú kia mỗi ngày kiếm được nhiều hơn số tiền anh kiếm được từ việc bán cuốn tiểu thuyết của mình, Heller trả lời rằng anh ta có thứ mà tỷ phú sẽ không bao giờ có: kiến thức mà anh ta chưa có.
Bài thơ này đã minh họa một cách sinh động những gì các nghiên cứu đã chứng thực: Những người hạnh phúc không cần đem bản thân mình ra so sánh. Thay vào đó, họ thấy biết ơn với những gì mình có và đó là cách tuyệt vời để không ngừng hoàn thiện bản thân, sống lạc quan và hạnh phúc hơn.
Những người sống tiêu cực lại khó có thể làm được điều đó. Họ không ngừng so sánh bản thân mình với người này người kia, đặc biệt là khi mạng xã hội ngày càng phát triển, nơi ta có thể thấy bề nổi hào nhoáng trong cuộc sống của nhiều người. Họ chỉ chia sẻ về những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, những thành công trong công việc, những kỳ nghỉ tuyệt vời… và khiến không ít người khác cảm thấy áp lực, nảy sinh tâm lý so sánh.
Học cách biết ơn sẽ giúp bạn sống hạnh phúc hơn. Nếu bạn thấy cảm thấy mình còn nhiều vướng mắc bởi tâm lý so sánh, hãy thử từ bỏ thói quen sử dụng mạng xã hội, hoặc ít nhất là thay đổi cách bạn nghĩ về những bức hình lung linh bạn vẫn thấy mỗi ngày. Đừng buồn khi cảm thấy cuộc sống của mình không được như ai kia, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp: gia đình bạn không có chuyến du lịch biển nhưng mỗi ngày cha mẹ luôn dành thời gian để ở bên con cái, bạn có những người anh em tuyệt vời…
5. Tìm đến điều vui vẻ
Tôi nhớ khi cậu con trai năm nhất trung học Andrew của tôi bị điểm kém trong 3 tháng học tiếng Tây Ban Nha. Điều này có khiến tôi bận lòng song mọi thứ đã nhanh chóng thay đổi khi tôi nghe con đùa rằng, vẫn may mắn không phải là điểm F mà là F +. Cách nghĩ lạc quan của Andrew đã thực sự đem lại kết quả khi tốt nghiệp, thằng bé được nhận giải thưởng cho sự tiến bộ nhất. Và giờ đây, Andrew đang là sinh viên đại học chuyên ngành tiếng Tây Ban Nha!
Tìm kiếm sự hài hước giúp chúng ta đối phó với những khó chịu nhỏ trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp bạn đối phó với những hoàn cảnh quan trọng trong cuộc sống.
Nếu không may bạn bị thất nghiệp, hãy vui vẻ mà nghĩ rằng, cuối cùng cũng đến lúc bạn có thể dành thời gian cho những điều mình thực sự thích; nếu bạn lo lắng vì 30 tuổi vẫn độc thân, hãy đơn giản nghĩ rằng suốt thời gian qua mình đã không phải trải qua những tâm trạng tồi tệ khi các cặp đôi cãi nhau. Cho phép bản thân trải nghiệm hài hước có thể mang lại lợi ích cho bạn, giúp bạn sống hạnh phúc hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
Hiểu được 4 điều này, bạn có thể thay đổi được số phận của mình ở hiện tại và tương lai.